80 năm lịch sử Omron, nhà tiên phong tự động hóa Nhật bản.

omron tu dong hoa

Thành lập năm 1933, Omron có lịch sửphát triển 80 năm, từmột xưởng nhỏ bé trởthành tập đoàn toàn cầu, gắn với nhiều mốc quan trọng của lĩnh vực tự động hóa.

Lịch sửcủa Omron có thểchia thành 3 giai đoạn đặc thù:
1/ 1933-1960: Tăng năng suất công nghiệp chế tạo nhờ áp dụng tự động hóa.
2/ 1960-1970: Cải thiện chất lượng cuộc sống với công nghệmới
3/ 1970 đến nay: Sáng tạo tương tác giữa người và máy với ứng dụng công nghệ thông tin.

Phần 1: Tăng năng suất công nghiệp chế tạo nhờ áp dụng tự động hóa (1933-1960)

omron nam 33-60

 

Năm 1932, một nhân viên bán hàng máy X-quang tâm sự với Kazuma Tateisi (nhà sáng lập Omron): “nếu máy X-quang có khả năng căn thời gian chụp phim chính xác tới 50ms thì đảm bảo bán rất chạy!”.  Vậy là Tateisi quyết tâm nghiên cứu thực hiện ý tưởng này và mất hàng tháng trời thử nghiệm. Năm 1933, ông đã chuyển mẫu rơ le thời gian này cho bệnh viện Nissei ở Osaka kiểm tra và được chứng nhận đạt mức chính xác yêu cầu 50ms. Bệnh viện Nissei giới thiệu timer này cho Công ty Dai Nippon chuyên chế tạo máy X-quang và họ quyết định đặt hàng Tateisi sản xuất hàng loạt. Đây chính là sự khởi đầu của Omron trong lĩnh vực tự động hóa. (Ảnh 1)

Năm 1934, cơn bão Muroto tàn phá nặng nề nước Nhật, và phát sinh nhu cầu lớn cho các loại rơ le bảo vệ điện. Nhận thấy tiềm năng này, Tateisi quyết định đầu tư phát triển mảng sản phẩm rơ le như định hướng lâu dài cho Omron. (Ảnh 2)

Mẫu rơ le dòng MR và xưởng sản xuất Nozato

Ảnh 2: Mẫu rơ le dòng MR và xưởng sản xuất Nozato

Năm 1941, Trường đại học tổng hợp Tokyo đề nghị Omron nghiên cứu sản xuất loại công tắc chính xác cỡ nhỏ, và phải có độ bền cao. Sản phẩm hoàn thiện của Omron, tiên phong tại Nhật, có tuổi thọ lên tới 100.000 lần hoạt động, một con số thực sự ấn tượng vào thời điểm đó ( Ảnh 3).

công tắc chính xác cỡ nhỏ                bếp xách tay, bàn là, bật lửa

Ảnh 3: Công tắc chính xác cỡ nhỏ                                       Ảnh 4: Bếp xách tay, bàn là, bật lửa

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, trụ sở và nhà máy chính của Omron tại Osaka bị phá hoại nặng nề và Tateisi quyết định rời trụ sở về Kyoto. Sau chiến tranh, các cơ sở công nghiệp của Nhật bị hư hỏng nặng. Các đơn hàng rơ le, sản phẩm chính của Omron bị giảm sút nhiều. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, Tateisi chuyển sang nghiên cứu sản xuất các thiết bị gia dụng như bếp xách tay, bàn là, bật lửa (xem Ảnh 4)…

Năm 1955, Omron bắt đầu tập trung sâu phát triển thêm nhiều dòng công tắc chính xác, đạt tiêu chuẩn của quân đội Mỹ MIL-Q-5923C. Để đáp ứng nhu cầu tương lai, Omron đã xây một khu trụ sở mới khép kín, phục vụ cho tất cả các công đoạn phát triển sản phẩm, từ R&D, sản xuất, tới điều hành (Ảnh 5).

omron nam 60    7 chàng Samurai

Ảnh 5: Trụ sở mới khép kín                 Ảnh 6: Nhóm 7 kỹ sư trẻ với biệt danh là “7 chàng Samurai”

Vào những năm 60, tự động hóa công nghiệp bắt đầu lan rộng ở Nhật, phát sinh mạnh nhu cầu cho các loại công tắc chính xác có tuổi thọ lên tới 100 triệu lần hoạt động. Tateisi nhận thấy rằng công tắc như vậy phải dùng cấu hình bán dẫn (tiếp điểm không tiếp xúc) và giao nhiệm vụ cho một nhóm 7 kỹ sư trẻ với biệt danh là “7 chàng Samurai” (xem Ảnh 6).cong tac ban dan dau tien omron

Thành công của nhóm này là công tắc bán dẫn đầu tiên của Nhật, được giới thiệu ra mắt trong triển lãm thương mại quốc tế năm 1960 tại Osaka. Sản phẩm này được chào đón nồng nhiệt và mở đầu cho giai đoạn tích hợp rộng rãi công nghệ điện tử vào thiết bị tự động hóa. (Ảnh bên)

Năm 1960, Omron khởi công xây dựng Trung tâm nghiên cứu R&D mới tại Ngaokakyo, Kyoto với tổng số vốn đầu tư lên tới 280 triệu Yên, gấp 4 lần vốn lưu động của cả công ty vào thời điểm đó. Trung tâm này đã giúp Omron phát triển lên tầm cao mới. Giai đoạn đầu sau khi hoàn thành, Trung tâm này đã cho ra 731 sản phẩm mới, bao gồm 319 thiết bị bán dẫn, nhiều gấp đôi con số của 5 năm trước đó gộp lại. Omron bắt đầu được biết đến rộng rãi tại nhiều nước như là một nhà tiên phong về công nghệ.

Phần 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống với công nghệ mới (1960-1970)

Năm 1952, nhà sáng lập Omron, ông Kazuma Tateisi nhận thức được 2 khái niệm mới: “tự động hóa” và “điều khiển học” (cybernetics: ngành khoa học nghiên cứu quá trình thong tin, điều khiển của các hệ thống điện tử, cơ học, sinh học)

Năm 1963, Omron bắt tay vào nghiên cứu sản xuất máy bán hàng tự động và đổi tiền tự động, với chức năng cao cấp hơn các loại máy tương tự của Mỹ sản xuất và được trưng bày tại Hội chơ Thương mại Tokyo năm đó.

Kết quả là máy bán hàng phiếu ăn tự động đã chức năng đầu tiên của thế giới, có thể cấp 3 loại phiếu được sớm đưa vào sử dụng tại Trung tâm mua sắm Daimaru ở Kyoto, khởi đầu cho giai đoạn cách mạng mới về điều khiển học (xem hình 8).

may ban hang tu dong omron       dieu khien giao thong

Ảnh 8: Máy bán hàng tự động           Ảnh 9: Hệ thống phát hiện xe cộ, điều khiển đèn đường

Từ thập kỷ 60, kinh tế Nhật phát triển mạnh dẫn đến lưu lượng giao thông tăng cao, đòi hỏi phải có giải pháp điều khiển giao thông hiệu quả để tránh ùn tắc và giảm tai nạn. Trước yêu cầu này, Omron bắt tay vào nghiên cứu hệ thống phát hiện xe cộ và điều khiển tín hiệu đèn đường. Hệ thống đầu tiên được thử nghiệm tại một nút giao thông lớn ở Kyoto năm 1964 đã chứng tỏ được tính hiệu quả cao. Sau đó Omron đã hoàn thiện hệ thống đèn tín hiệu giao thông tự động đầu tiên trên thế giới và lắp đặt tại Tokyo. Omron liên tục nâng cấp công nghệ điều khiển để tăng cường chức năng và phạm vi điều khiển cho các hệ thống này, làm nền tảng cho hệ thống điều khiển giao thông hiện đại ngày nay. (xem hình 9)

Vào giữa thập kỷ 60, xã hội phát triển nảy sinh nhu cầu giảm thiểu lao động chân tay. Omron bắt tay nghiên cứu phát triển dạng nhà ga đường sắt mới và cùng với Công ty Đường sắt Kinki Nippon, hoàn thiện mẫu cổng kiểm soát vé tự động vào năm 1964. Sau đó, Omron tiếp tục phát triển loại cổng soát vé tự động xử lý được nhiều loại vé khác nhau cho nhà ga mới Kitasenri. Tới năm 1967, hệ thống ga hoàn toàn tự động của Omron được lắp đặt và đưa vào sử dụng (Ảnh 10 dưới).

nha ga        atm om ron

Ảnh 10: Cổng kiểm soát vé tự động Omron năm 1964.                                               Ảnh 11: Máy ATM

Năm 1965, Omron phối hợp với Automatic Canteen Co., nhà sản xuất máy bán hàng tự động lớn nhất Mỹ, phát triển một máy mới hỗ trợ thẻ tín dụng. Tiếp theo là hệ thống xử lý thẻ cho các máy ATM sử dụng thẻ từ, được lắp đặt tại ngân hàng Sumitomo năm 1969, mở ra thời kỳ ngân hàng điện tử cho Nhật bản. Công nghệ cơ bản này của Omron vẫn tiếp tục được áp dụng trong các hệ thống xử lý thẻ từ trên thế giới cho đến ngày nay. (xem hình 11)may tinh

Cuối những năm 60, sự phổ biến của máy tính số học nhỏ đã thu hút quan tâm của Omron. Năm 1969, Omron ra mắt máy tính số học để bàn nhỏ nhất thời đó với tên gọi Calculet 1200 và sau đó thương mại hóa dòng máy tính giá rẻ Omron-800, được phổ biến và phát triển rộng rãi trong những năm sau. (xem hình 12 bên)

 

Giữa những năm 70, Omron thành lập một phân ban mới cho kỹ thuật y học, nghiên cứu cách thu thập các dữ liệu sinh học của cơ thể người. Sự cộng tác giữa Omron và các viện y học, trường y của Nhật dẫn đến sự ra đời của một loạt các sản phẩm y tế quan trọng như máy đo huyết áp (ra mắt năm 1978) và nhiệt kế điện tử (năm 1983). (xem hình 13 )

kiem tra huyet ap  nha may

Ảnh 13: Trung tâm mua sắm Daimaru Kyoto kiểm tra huyết áp cá nhân    Ảnh 14: Nhà máy dành riêng cho các công nhân là những người tàn tật.

Năm 1972, Omron cùng với tập đoàn Sun Industries phối hợp thành lập công ty Omron Tayio với nhà máy dành riêng cho các công nhân là những người tàn tật. Ông Tateisi tin rằng những người tàn tật không cần sự thương xót, mà là cơ hội được làm việc và đóng góp cho xã hội. (xem hình 14).

Phần 3: Sáng tạo tương tác giữa người và máy với ứng dụng công nghệ thông tin (1970 đến nay)

Bắt đầu từ thập kỷ 70, công nghệ máy tính nhanh chóng xâm nhập vào công nghiệp và xã hội. Sự kết hợp giữa công nghệ máy tính, truyền thông và điều khiển dẫn đến nhiều yêu cầu phát triển máy móc đa dạng. Đối mặt với thách thức mới, Omron tập trung nguồn lực phát triển thuyết SINIC, dòng sản phẩm điều khiển lập trình logic, logic mờ và công nghệ xử lý ảnh nhằm mang đến khả năng tương tác mới giữa người và máy móc.

Ngay từ cuối những năm 60, Omron đã tập trung vào phát triển xã hội, khoa học và công nghệ. Ông Tateisi tin rằng ngoài sức mạnh công nghệ, công ty cần phải có tầm nhìn tốt để có thể đánh giá và đáp ứng nhu cầu thay đổi của xã hội, nhằm đưa Nhật bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Omron đã thành lập một nhóm nghiên cứu năm 1967 với đề tài kỹ thuật dự báo tương lai, dẫn đến sự hình thành của thuyết SINIC (Seed Innovation to Need Impetus Cyclic Evolution). Thuyết này được giới khoa học đặc biệt hưởng ứng khi ra mắt trong Hội nghị quốc tế về nghiên cứu tương lai năm 1970.
Dòng PLC omron đầu tiên

Theo thuyết SINIC, khoa học, công nghệ và xã hội có mối quan hệ mang tính chu kỳ, trong đó mỗi lĩnh vực tác động và gây ảnh hưởng tới 2 lĩnh vực còn lại theo 2 chiều. Ở chiều thứ nhất: khoa học sáng tạo ra công nghệ mới, kích thích phát triển xã hội. Ở chiều thứ hai, nhu cầu xã hội khuyến khích phát triển công nghệ và mong đợi những thành tựu khoa học mới. Các yếu tố này ảnh hưởng lẫn nhau theo chu kỳ, khiến xã hội không ngừng tiến hóa.

Giữa thập kỷ 70, công nghiệp chế tạo chuyển hướng từ sản xuất hàng loạt một sản phẩm sang chế tạo nhiều sản phẩm với số lượng từng loại ít hơn. Omron sớm nhận thấy nhu cầu của các bộ điều khiển lập trình tốc độ cao và bắt tay vào phát triển công cụ lập trình tuần tự năm 1968, và cho ra mắt bộ điều khiển lập trình được với tên gọi Sysmac. Dòng PLC đầu tiên này đặt nền tảng tiêu chuẩn cho hệ thống điều khiển lập trình, nâng tự động hóa nhà máy lên tầm cao mới và tăng năng suất cho ngành công nghiệp chế tạo Nhật bản.tu dong hoa

Với mục đích sáng tạo sự hài hòa giữa người và máy, Omron theo đuổi phát triển logic mờ, được coi là công nghệ cốt lõi cho thế hệ sau. Kết quả nghiên cứu cho phép Omron sản xuất ra bộ điều khiển mờ tốc độ nhanh nhất thế giới vào năm 1987, một bộ điều khiển mờ đa năng tốc độ siêu cao nữa vào năm 1988, cùng với vi xử lý mờ cho máy tính đầu tiên.

Về sau, Omron áp dụng rộng rãi logic mờ kết hợp với công nghệ cảm biến cho các thiết bị tự động hóa đa dạng, làm nền tảng cho việc phát triển công nghệ với khả năng giống người thực. (xem hình bên).

Tháng 1 năm 1990, công ty đổi tên từ Omron Tateisi Electronics sang Tập đoàn Omron, và đặt ra kế hoạch phát triển dài hạn 10 năm. Kế hoạch này tập trung phát triển kinh doanh cho 3 lĩnh vực: công nghiệp, xã hội và đời sống hàng ngày. Trong công nghiệp, Omron tập trung vào vi mạch điện tử.Sự kết hợp logic mờ và công nghệ điều khiển thúc đẩy mạnh quá trình tự động hóa nhà máy. Trong công đoạn kiểm tra sản phẩm hoàn thiện, Omron khuyến khích chuyển từ việc sử dụng nhân công sang dùng máy kiểm tra tự động, kết hợp công nghệ cảm biến và tin học. Năm 1990, Omron giới thiệu hệ thống kiểm tra F300 và 6 năm sau đó ra mắt hệ thống VT-Win đa năng cho các dây chuyền sản xuất và gắn linh kiện mạch in. (xem hình dưới).hệ thống VT-Win

Vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập, Omron khánh thành Trung tâm Sáng tạo Keihanna tại Kyoto, nơi tập trung các hoạt động R&D quan trọng nhất trong việc phát triển sản phẩm mới.

Trong bối cảnh thay đổi khí hậu và các vấn đề môi trường toàn cầu, Omron thành lập phân ban mới chuyên về các giải pháp môi trường năm 2009. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như thiết bị theo dõi tiêu thụ điện, cảm biến điện năng, rơ le DC, Omron còn đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và tái tạo năng lượng.  Cụ thể, Omron đã giới thiệu hệ thống cho phép theo dõi mức độ CO2 liên tục nhờ kết hợp một loạt các thiết bị môi trường của hãng. Hệ thống còn có khả năng phân tích tự động các khu vực có khả năng tiết giảm năng lượng sử dụng.

Tháng 7 năm 2011, Omron ra mắt chiến lược 10 năm mới cho đến hết 2020, với tên gọi VG2020 (Value Generation 2020) với mục đích phát triển Tập đoàn vào giai đoạn mới trên toàn cầu. Tới nay, Omron đã có mặt trên hàng chục quốc gia, với hơn 26 ngàn nhân viên cùng doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm.

 

Trần Dũng (theo http://www.omron.com)

Số 155+156 (1+2/2014)♦Tạp chí tự động hóa ngày nay

Cảm biến sợi quang đa năng mới của OMRON E3X-HD

Là dòng cảm biến sợi quang mới nhất của Omron, với hai tiêu chí là khả năng phát hiện vật ổn định tin cậy chỉ với một nút nhấn cài đặt và thao tác hoạt động dễ dàng tiện lợi giảm tối đa thời gian, chi phí bảo trì.

Một cải tiến nữa, E3X-HD sử dụng nguồn phát sáng GIGA RAY II của Omron cho cường độ sáng cao nhất giúp phát hiện một cách ổn định chắc chắn bất kể kích thước và màu sắc của vật: những vật lớn và những vật có độ phản xạ thấp (chẳng hạn như cao su màu đen) mà các thế hệ trước không thể.Bằng cách sử dụng chức năng kiểm soát công suất thông minh dựa trên phương pháp bù trừ cường độ LED phát và mức sáng tới (APC và DPC) giúp E3X-HD tối ưu hóa điều kiện phát hiện vật trong các trường hợp suy giảm cường độ sáng của đèn LED do sử dụng lâu ngày hoặc trong trường hợp tụt mức ánh sáng tới do bụi bẩn bám. Điều này sẽ giảm được thời gian và chi phí cho bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Với nút điều chỉnh thông minh “Smart tuning”, E3X-HD sẽ cài đặt tối ưu cường độ lẫn ngưỡng sáng tới vật một cách tự động, chỉ với 1 nút bấm.

Thêm vào nữa liên quan đến việc giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng đó là E3X-HD hỗ trợ mạng CompoNet và EtherCAT, giúp giảm đáng kể dây nối đến PLC, giảm công việc cài đặt cho thiết bị bằng cách dùng thiết bị bên ngoài. Khi nối mạng, E3X-HD cho phép ghép nhiều bộ cảm biến với nhau: 16 bộ dùng chung 1 module CompoNet, 32 bộ dùng chung 1 module EtherCAT.

Omron đã đưa tiêu chí thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng vào sản phẩm E3X-HD. Với kỹ thuật GIGA RAY II và thiết kế mạch điện mới giúp E3X-HD giảm tiêu thụ năng lượng 25% so với loại cũ (tiêu thụ chỉ 720mW chế độ hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến khoảng cách cảm biến và thời gian đáp ứng). Theo đó, bạn có thể sử dụng nhiều cảm biến hơn nữa với cùng nguồn cung cấp như trước đây.

Theo Tạp chí tự động hóa ngày nay

Xem thêm thông tin đặt hàng và tài liệu tại: Cảm biến sợi quang “thông minh” E3X-HD >>

Cảm biến tiệm cận và cảm biến quang giá rẻ Omron

Trong hơn một năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam vật lộn với nhiều khó khăn. Sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao khiến nhà đầu tư càng khắt khe hơn trong việc kiểm soát chi phí hoạt động và mua sắm thiết bị thay thế cũng như lắp mới.

Khách hàng tự động hóa giờ đây quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có giá hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và độ tin cậy.

Trong 2 năm qua, Omron đã nắm bắt nhu cầu này và đã đưa vào thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm có giá thành tốt như Điều khiển nhiệt E5CSL/WL; Cảm biến quang E3FN, Cảm biến tiệm cận E2GN, bộ đếm H7CZ, timer H5CZ và đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhiều khách hàng.

Từ tháng 5-2013, Omron lại chính thức ra mắt 2 dòng sản phẩm mới giá thấp là E3JK và E2B

Cảm biến quang E3JK là version mới của dòng E3JK đã rất phổ biến trên thế giới hơn chục năm nay. Dòng này có các model đầu ra rơle, sử dụng nguồn dải rộng AC/DC linh hoạt, rất thích hợp cho các ứng dụng phổ biến trong mọi ngành sản xuất cũng như dân dụng (nhà kho, thang máy, cổng tự động v.v…)

So với E3JK cũ, loại mới có nhiều ưu điểm vượt trội:

* Khoảng cách phát hiện tăng lên rất nhiều: loại thu phát từ 5m lên tới 40m, phản xạ gương từ 4m lên 11m (với gương E39-R2); loại phản xạ khuếch tán từ 30cm lên 2,5m !

* Vết sáng của chùm tia phát có thể nhìn rõ trên vật thể từ xa 2m: bởi vậy rất dễ chỉnh hướng khi lắp đặt

* Đèn chỉ thị lớn, độ sáng cao, dễ nhìn từ xa ở các hướng khác nhau

* Núm chỉnh lớn dễ thao tác, được bọc cách điện đảm bảo độ an toàn điện cao.

* Bổ sung thêm phím chọn chế độ Light-On / Dark-On, giúp giảm số model giữ kho.

* Khả năng chống rung đặc biệt tốt,

Điểm đáng chú ý nhất là giá thành loại mới giảm mạnh gần một nửa, chỉ tương đương giá của một số hãng Hàn Quốc (tính năng kém hơn)!

Sản phẩm mới thứ hai ra mắt tháng tới là cảm biến tiệm cận hoàn toàn mới E2B.

Với 372 model DC 3 dây (có sẵn hoặc cắm giắc), đủ mọi kích cỡ từ M8, M12, M18, cho tới M30, E2B đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu ứng dụng phổ biến:

* Khoảng cách phát hiện từ 2 tới 30m !

* Cấp độ bảo vệ IP67, khả năng chống môi trường dầu mỡ tốt.

* Đèn chỉ thị lớn 360 độ có thể thấy từ xa ở mọi phía.

Công nghệ “Hybrid Method” mới của Omron khai thác ưu điểm của 2 loại vật liệu chính: epoxy resin độ bền cao cho phần cảm biến và phần thân kim loại qua xử lý bằng phương pháp “Hot-Melt” , giúp cho E2B có mức giá thành gây ngạc nhiên trong giới chuyên môn.

 

Bộ điều khiển nhiệt độ – OMRON E5CC / E5EC – New

Omron được biết đến là nhà sáng tạo năng động trong lĩnh vực điều khiển nhiệt độ kể từ khi giới thiệu bộ điều khiển nhiệt độ đầu tiên vào năm 1967. Hiện nay, điều khiển nhiệt độ đã có một bước nhảy vọt rất lớn với thế hệ tiếp theo của bộ điều khiển Omron – E5CC / E5EC, thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu mới về độ chính xác, thân thiện với người sử dụng và hiệu suất điều khiển. E5CC / E5EC sẽ giúp tiết kiệm thời gian cài đặt hoạt động, trong khi đó lại cho phép giám sát / điều khiển quá trình nhanh và chính xác hơn. Bộ điều khiển mới với mặt hiển thị rõ nét, dễ đọc, hầu như loại bỏ bất kỳ khả năng lỗi nào từ người sử dụng.

… hơn hết trong mọi phương diện

Màn hình hiển thị LED rõ hơn

To lớn, độ tương phản cao, LED màu trắng tạo nên sự hiển thị đặc biệt rõ nét và do đó rất dễ đọc trên các bộ điều khiển E5CC / E5EC. Màn hình hiển thị có thể đọc rõ ràng từ khoảng cách xa hơn và từ các góc nhìn rộng hơn so với bình thường.


Dễ dàng cài đặt và hoạt động

Với thuật toán Autotuning, làm giảm rất lớn thời gian cài đặt và vận hành, phần mềm CX-Thermo của Omron được phát triển đặc biệt để sử dụng với E5CC / E5EC. Điều này cho phép cài đặt thông số nhanh hơn, điều chỉnh thiết bị dễ dàng hơn và bảo trì đơn giản hơn.


Hiệu suất cao nhất

Mặc dù tốc độ lấy mẫu cao, độ chính xác cao được trang bị cho E5CC / E5EC, chức năng điều khiển 2-PID của Omron vẫn là một yếu tố quan trọng đằng sau những lợi thế đã được cung cấp cho các bộ điều khiển tiêu chuẩn. Sử dụng một thuật toán mạnh mẽ, tất cả tạo nên sự khác biệt về độ ổn định trong điều khiển và do đó sản phẩm của bạn chất lượng hơn.
Màn hình độ tương phản cao
LCD màu trắng cho độ tương phản cao nhất trên nền thiết bị màu đen và trong hầu hết các điều kiện ánh sáng của phòng điều khiển. Mặc dù kích thước E5CC / E5EC nhỏ gọn, việc sử dụng công nghệ LCD màu trắng vẫn đạt được kích thước 15-18mm cho hiển thị rõ nét tối đa. Với màn hình hiển thị LCD màu trắng độ phân giải cao, ở khoảng cách xa và góc nhìn rộng vẫn đảm bảo luôn đọc được chính xác.

LCD màu trắng giúp dễ dàng đọc trong điều kiện thiếu sáng đối với hầu hết các phòng điều khiển

Màn hình hiển thị dễ đọc ngay cả từ góc nhìn rộng

Tiết kiệm không gian!

Thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian của thế hệ điều khiển mới E5CC/E5EC đòi hỏi ít không gian phía sau bảng điều khiển (60 mm), cho phép lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng ngay cả trong điều kiện không gian rất chật chội.

Mặt trước của thiết bị được bảo vệ theo tiêu chuẩn IP66, E5CC/E5EC có thể chịu được môi trường ẩm ướt và cũng có thể được rửa sạch bằng các chất lỏng tẩy rửa an toàn.
Dễ dàng kết nối, cài đặt và hoạt động

E5CC/E5EC vô cùng dễ dàng kết nối, cài đặt và hoạt động chỉ với vài thao tác đơn giản bằng cách sử dụng 5 phím phía trước bộ điều khiển. Phần mềm Omron CX-Thermo và chức năng trợ giúp mới trực quan cho phép cài đặt thông số nhanh nhất có thể, dễ dàng điểu chỉnh thiết bị và bảo trì đơn giản.

Sẵn sàng hoạt động chỉ trong 3 bước

* Cài đặt trước phần mềm CX-Thermo được cung cấp kèm với cáp truyền thông E58-CIFQ2 và E58-CIFQ2-E.
Tiết kiệm thời gian “dịch chuyển giữa các phím bấm” (shift-key) để thay đổi giá trị đặt (SV)

Các nhiệm vụ hoạt động chính có thể đuợc thay đổi như RUN/STOP hoặc AT (Auto-Tuning)/STOP tuỳ vào thiết lập của người sử dụng.

Hiệu suất cao nhất với sự đơn giản…

…và chức năng điều khiển nhiều hơn

Với những tính năng quan trọng như đơn giản trong hoạt động, điều khiển PID được cấp bằng sáng chế của Omron, thời gian lấy mẫu 50ms và khả năng xử lý nhiều đầu vào và đầu ra, E5CC/E5EC lập nên một tiêu chuẩn mới trong việc ổn định nhiệt độ nhanh và chính xác. Có tất cả các chức năng quen thuộc có sẵn từ bộ điều khiển nhiệt độ hiện tại của Omron, bao trùm hầu như bất kỳ nhu cầu nào về điều khiển nhiệt độ. Và đương nhiên, E5CC/E5EC đa năng kết hợp với đầu vào / đầu ra có sẵn hoàn toàn phù hợp với tất cả các yêu cầu của bạn.

Mở rộng đầu vào – đầu ra
Ngõ vào Remote SP
Ngõ ra Transfer (1-5 VDC)
Ngõ vào Event
Ngõ ra Auxiliary

Chức năng mới

Chức năng hẹn giờ (timer)
Chức năng PID riêng cho ngõ ra Heat/Cool
Chức năng SP Ramp
Chế độ Enhanced alarm
Chức năng Enhanced manual output

THÔNG TIN CHI TIẾT ĐẶT HÀNGhttp://banbientan.com/e5cc-e5ec-loai-kinh-te/

Dòng Servo G5-Lite cao cấp mới của Omron với giá thành kinh tế !

Dòng Servo G5-Lite cao cấp mới của Omron với giá thành kinh tế ! 

(Bài đăng trên tạp chí tự động hóa ngày nay tháng 7/2012  – Tác giả: Trần Dũng)


Trong mảng điều khiển truyền động servo, lâu nay Omron chỉ có những dòng sản phẩm trung bình với giá thành không cạnh tranh so với nhiều hãng tên tuổi khác. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn thay đổi với sự ra đời của dòng servo G5.
G5 áp dụng công nghệ cơ điện tử đỉnh cao cho tự động hóa tối ưu điều khiển truyền động, giúp nhà chế tạo máy sản xuất các loại máy nhỏ hơn, nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Động cơ servo G5 có kích thước lắp đặt nhỏ hơn 50% và nhẹ hơn 25% so với loại thông thường. Kích thước của bộ điều khiển (driver) cũng giảm tới 40% và có thể lắp đặt sát nhau.

Độ chính xác trong định vị của G5 nhỏ hơn 1 micro mét với thời gian đáp ứng nhỏ hơn 2 mili giây. Động cơ servo sử dụng tới 10 cực giúp chuyển động trơn tru, cùng công nghệ giảm thiểu tối đa độ lệch tuyến tính của encoder.
Bộ điều khiển sử dụng tụ điện độ bền cao, không sử dụng quạt gió với loại nhỏ hơn 1kW, cho phép hoạt động tin cậy hơn 100.000 giờ trong điều kiện khắc nghiệt.
G5 tích hợp hoàn hảo mô hình tự động hóa sử dụng 1 phần mềm duy nhất điều khiển máy (One software – One machine control) nhờ kết nối Internet và cấu hình hoàn toàn bằng phần mềm Sysmac Studio.
G5 đơn giản hóa quá trình thiết kế phần cơ và điện nhờ chức năng:

– Đăng ký 2 thông số đầu vào (Double Registration Input): mỗi trục truyền động có thể có tới 2 thông số độc lập, giúp đa dạng hóa ứng dụng. Ví dụ với máy đóng gói: có thể lưu 2 thông số vị trí đưa sản phẩm vào bao và vị trí đánh dấu trên bao bì, nhờ đó hệ thống có thể điều chỉnh sai lệch, đảm bảo độ chính xác cao với thiết kế cơ đơn giản.
– Điều khiển vòng kín hoàn chỉnh: G5 tích hợp đầu vào encoder ngoài
– Độ an toàn cao: mỗi bộ G5 có sẵn 2 đầu vào và 1 đầu ra theo dõi tình trạng có thể kết nối với nhau không cần sử dụng thêm các rơ le an toàn. Mỗi nhóm 8 bộ điều khiển chỉ cần 1 rơ le an toàn duy nhất, giảm thiểu tối đa chi phí phần cứng và đi dây.

Điểm đáng chú ý tạo nên sức mạnh cho G5 chính là phần mềm hoàn toàn mới Sysmac Studio, là phần mềm duy nhất dùng cho cả lên cấu hình, lập trình, mô phỏng và theo dõi hoạt động.
Sysmac Studio cho phép từ một điểm kết nối duy nhất, truy cập đến tất cả các thiết bị trong mạng kết nối qua Ethernet / IP, EtherCat.
G5 có các nhóm sản phẩm chính gồm:

1. Các model với kết nối EtherCat (R88M-K/R88D-KN_-ECT): giao tiếp với PLC dòng CJ1/2 (có mô đun điều khiển vị trí tích hợp EtherCat CJ1W-NC_81/82) hoặc Bộ điều khiển máy tích hợp Trajexia có EtherCat.
2. Các model không tích hợp EtherCat (R88M-K/R88D-K): giao tiếp với nhiều dòng PLC tích hợp mô đun điều khiển vị trí CJ*/CS hoặc chức năng đầu vào xung (CP1H/L, CJ1M-CPU2_)

3. Các model với giao tiếp Mechatrolink-II (R88M-K/R88D-KN_-ML2): kết nối với CJ1/CS1, Bộ điều khiển máy tích hợp Trajexia
4. Nhóm G5-Lite với các model nhận chuỗi xung đầu vào (Pulse Train Input) R88M-KE/R88D-KP với công suất tối đa 5kW: Đây chính là dòng sản phẩm có giá thành tốt nhất thích hợp cho thị trường Việt nam

Các tính năng chính của G5-Lite bao gồm: 

• Thích hợp cho ứng dụng yêu cầu định vị độ chính xác cao, thuộc loại tốt nhất trong công nghiệp hiện tại.
• Điều khiển bằng xung (pulse train);Tần số đáp ứng 2kHz
• Sử dụng bộ mã hóa xung (Incremental Encoder) độ phân giải cao 20-bit
• Dễ điều chỉnh với chức năng Autotuning
• Chức năng chống rung được cải tiến
• Sử dụng cáp nối chung với dòng G series.
• Có thể kết nối với các dòng PLC nhỏ CP1H, CP1L, CP1E tạo hệ thống hoàn chỉnh với giá thành rất cạnh tranh !

Thông tin đăt hàng: http://banbientan.com/dai-ly-omron/servo-omron/servo-g5/

Bộ điều khiển và động cơ Servo – OMRON G-SERIES SERVO

Tăng năng suất!
G-Series Servo cung cấp nhiều tính năng điều khiển vị trí chính xác, đáp ứng nhanh, thích hợp cho nhiều ứng dụng

Nhiều Servo có thể kết nối với bộ điều khiển chỉ với một đường dây


Các thông số cho từng Servo có thể cài đặt và giám sát đồng thời
Dễ dàng lập trình vị trí và truyền thông
Với phần mềm CX-One, có thể dễ dàng đặt thông số, thiết kế chương trình, dò lỗi, giám sát hoạt động, sự cố, lỗi và bảo trì

DỄ DÀNG:

Dễ dàng hiệu chỉnh
Chức Autotuning tính toán tải theo thời gian và tự động chọn lựa thông số thích hợp, làm đơn giản công việc hiệu chỉnh


Dải sản phẩm rộng cho nhiều ứng dụng
Chọn lựa Servo motor 1000, 1500, 2000, 3000 vòng/phút, có hãm hoặc không, incremental encoder hoặc absolute encoder

Giảm không gian lắp đặt
Giảm 30% kích thước so với model cũ

HIỆU SUẤT CAO!

Đáp ứng tần số cao hơn đáng kể
Đáp ứng tần số được cải thiện nhanh hơn 2.5 lần so với model cũ. Thời gian ổn định giảm, tăng tốc độ hoạt động cho máy, tăng hiệu suất


Điều khiển vị trí nhanh hơn

Tần số xung điều khiển tăng hơn 4 lần. Điều này cho phép điều khiển nhanh hơn và chính xác hơn

Điều khiển vị trí chính xác
Tất cả absolute encoder đều có độ phân giải 17 bits, cải thiện độ chính xác
Điều khiển vị trí chính xác hơn gấp 2 lần. Điều này cho phép điều khiển ổn định ở tốc độ thấp


CHỨC NĂNG CAO CẤP!

Giảm rung động cơ khí
Trang bị bộ lọc ồn tốc độ cao
Ngay khi tần số cộng hưởng thay đổi, bộ lọc sẽ tự động điểu chỉnh thay đổi theo để làm giảm ảnh hưởng rung động cơ học cho cả các kết cấu cơ khí cứng như băng tải

Giảm rung động cơ khí với chức năng điều khiển rung động
Bằng cách loại bỏ tần số rung động giữa vị trí trung gian và vị trí cuối, sự rung động sẽ giảm đi.

Thay đổi chế độ điều khiển cho từng ứng dụng
Chọn điều khiển vị trí, tốc độ và momen xoắn (torque) cho những ứng dụng như: Máy ép, điều khiển lực căng, máy thổi nhựa

Xem thêm thông tin:

http://banbientan.com/dong-co-servo-g5-lite-servodrive-gia-re/

Thông tin đăt hàng: http://banbientan.com/dai-ly-omron/servo-omron/servo-g5/

Ứng dụng của cảm biến E3C-LDA trong công nghiệp

Thoạt nhìn mọi người đều có thể ng hĩ là nó cùng loại với cảm biến sợi quang vì các bộ Amplifier trông rất giống nha u. T hực sự thì không phải như vậy. Đây là loại cảm biến dù ng ng uồn sáng laser, trong khi cảm biến sợi quang thì dùng nguồn sáng thông
thường. E3C-LDA cho phép giải quyết được nhiều bài toán ứng dụng cao cấp và với độ chính xác mà loại sợi quang thông thường không thể đạt tới.

Cấu tạo

Đầu cảm biến : có 2 loại là phản xạ khuyếc h tán (k hoảng các h p hát hiện 1m) và p hản xạ gương ( k hoảng cách phát hiện tối đa là 7m ). Có 3 loại tia tương ứng với các loại đầu cảm biến khác nhau, điều này tạo ra khả năng ứng dụng một cách phong phú và linh hoạt.

Loại tia dạng chùm ( area beam )

Loại tia dạng tam giác phẳng ( line beam )

Loại tia dạng điểm ( spot beam ) : đường kính 950µm ở khoảng cách 1m

Ngoài ra trên đầu cảm biến có 2 nút xoay để điều c hỉnh trục quang học cho phù hợp với hướng lắp và điều c hỉnh tiêu điểm để qua đó điều c hỉnh đường kính chùm tia cho phù hợp với đối tượng.

™ Bộ khuyếch đại : Có kích thước tương tự như kích thước của loại khuyếch đại sợi quang, các ký tự được hiển

thị rõ ràng và sắc nét.

 

SYSMAC CP1H – PLC CỠ NHỎ ĐA NĂNG THẾ HỆ MỚI CỦA OMRON

Ngày nay, để đáp lại sự đa dạng hoá và toàn cầu hoá ngày càng gia tăng của thị trường, các sản phẩm nói chung và
các thiết bị công nghiệp nói riêng không ngừng tạo ra thêm các giá trị gia tăng cho riêng mình. Nhu cầu về các thiết bị vừa có nhiều chức năng mở rộng, đáp ứng cho các hệ thống cao cấp, vừa tin cậy, dễ vận hành, bảo trì vừa có giá thành thấp đang
là những thách thức cho các nhà sản xuất.CP1H CP1H cao cấp

SYSMAC CP1H, giải pháp PLC cỡ vừa thế hệ mới của Omron, kết hợp các chức năng cơ bản với khả năng mở rộng lên các chức năng cao cấp, đã thoã mãn các nhu cầu trên.
Có thể liệt kê 1 số tính năng chính của PLC CP1H:
– Hỗ trợ tích hợp ngõ vào/ra analog (4 vào + 2 ra).
– 4 ngõ ra phát xung lên tới 1 MHz, 4 ngõ vào đếm tốc độ cao lên tới 1 MHz.
– Hỗ trợ cổng USB kết nối máy tính không cần driver.
– 2 cổng truyền thông nối tiếp hỗ trợ cả RS-232C và RS-485, hỗ trợ giao thức sắp sẵn Modbus-RTU Easy Master, thuận tiện
khi giao tiếp với biến tần.
– Hỗ trợ các loại mạng truyền thông Ethernet, DeviceNet, Controller-link, Compobus-S khi kết hợp với các module mở
rộng của PLC CJ1.
– Ngôn ngữ lập trình theo chuẩn IEC 61131-3 với Ladder, Instruction List, Function Block và Structured Text.

– PLC chuẩn có 2 loại 20I/O Digital và loại 40I/O Digital.

CHỨC NĂNG PHÁT XUNG TỐC ĐỘ CAO

Nhằm nâng cao độ chính xác và linh hoạt trong các hệ thống sản xuất đa sản phẩm, PLC CP1H đã hỗ trợ tới 4 ngõ ra phát xung tần số đạt 1MHz, điều khiển 4 trục truyền động đồng thời:

PLC CP1H họ Y: 2 ngõ phát xung 1MHz và 2 ngõ 30kHz.
PLC CP1H họ X: 2 ngõ phát xung 100kHz và 2 ngõ 30kHz.
Tập lệnh hỗ trợ đầy đủ các lệnh Origin Search, phát xung tăng giảm tần số theo hình chữ S, phát xung với số lượng xung và tần số định trước …

cp1h 01 CP1H   Compact PLC cao cấp

Hình minh hoạ bên trên là ví dụ khi sử dụng 4 ngõ ra phát xung điều khiển 4 servomotor cho 4 trục X, Y, Z và xoay
ứng dụng trong các máy lắp ráp link kiện điện tử.

CHỨC NĂNG NGÕ VÀO ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO

Hỗ trợ tối đa 4 ngõ vào xung cho 4 trục tần số lên đến 1MHz (xung đơn pha),

cho phép tính toán vị trí điều khiển biến tần trong ngành dệt, tạo sợi và nhiều ngành khác.
PLC CP1H họ Y: 2 ngõ vào đếm xung đơn 1MHz hoặc xung vi sai 500kHz và 2 ngõ vào đếm xung đơn pha 100kHz hoặc xung vi sai 50kHz.

PLC CP1H họ X: 4 ngõ vào đếm xung, đơn pha 100kHz hoặc xung vi sai 50kHz.
Ngoài ra có 8 ngõ vào sự kiện để thực thi các chương trình ngắt tương ứng. Các ngõ vào sự kiện này có thể dùng như các ngõ vào đếm xung đơn 5kHz. Các ngõ vào đáp ứng nhanh cho các xung ON độ rộng 50µs. Các chức năng trên có thể chọn và cài đặt bằng phần mềm trong phần PLC Setup.

Tốc độ xử lý của CP1H cũng cải thiện đáng kể so với họ PLC CPM2A: lệnh cơ bản nhanh gấp 6 lần (LD: 0.1µs của CP1H so với
0.64µs của CPM2A), lệnh MOV nhanh gấp 25 lần (0.3µs của CP1H so với 7.8µs của CPM2A).

 TÍCH HỢP NGÕ VÀO/RA TUYẾN TÍNH 

PLC CP1H họ XA đã tích hợp sẵn 4 ngõ vào và 2 ngõ ra tuyến tính đáp ứng được nhiều loại ứng dụng

chỉ bằng 1 khối PLC duy nhất. Bên hình là 1 ứng dụng điển hình điều khiển áp suất dầu trong đường ống, lấy ngõ vào tuyến tính từ các sensor áp suất, lưu lượng, hồi tiếp vị trí valve và ngõ ra tuyến tính dùng để điều khiển các control valve.

cp1h 08 1 CP1H cao cấp

TRUYỀN THÔNG NỐI TIẾP 

Khả năng truyền thông nối tiếp của CP1H giờ đây trở nên linh hoạt hơn bao giờ hết với cổng USB kết nối máy tính không cần driver, 2 cổng truyền thông hỗ trợ cả RS-232C và RS-485 (tùy option board cắm thêm).

Giao thức sắp sẵn Modbus-RTU Easy Master: 

Chỉ cần lưu/ chép các thông số trong 1 frame truyền như địa chỉ, lệnh, và dữ liệu vào các vùng nhớ định trước, sau đó bật các bit kích hoạt tương ứng thì CP1H sẽ tự động truyền hoặc nhận dữ liệu theo chuẩn Modbus-RTU mà không cần phải viết 1 dòng
lệnh truyền nhận dữ liệu nào cả. Việc truyền thông với biến tần giờ đây trở nên đơn giản và tin cậy hơn rất nhiều.

Kết nối các PLC với nhau theo kiểu Serial PLC Link:

Cũng như họ PLC CJ1M, CP1H hỗ trợ kết nối PLC Link qua cổng nối tiếp với cấu hình 1 master kết nối tối đa 8 slave (trong đó CJ1M, màn hình NT hay NS của Omron cũng có thể tham gia vào mạng). Vùng nhớ chia sẻ dữ liệu PLC Link là 80
word (160 Byte) và vùng nhớ chia sẻ dữ liệu tự động giữa riêng 2 PLC với nhau là 10 word (20 Byte).

Kết nối USB kiểu Plug-and-play:

Chỉ cần cài đặt phần mềm lập trình PLC Omron CX-Programmer V6.1 và kết nối cáp USB vào PLC CP1H, driver của cổng USB này

sẽ được tự động cài, sẵn sàng cho việc kết nối. Cáp USB là loại cáp đầu A, đầu B thông dụng trên thị trường.

Khi kết nối với các bộ điều khiển nhiệt bằng giao thức CompoWay/F, người sử dụng sẽ hoàn toàn yên tâm về phần
lập trình giao thức giao tiếp, đã có các khối hàm chức năng có sẵn thực hiện công việc này.
Hai cổng truyền thông nối tiếp hỗ trợ Host Link, NT Link (1:n), PLC Link, Modbus-RTU master, Modbus-RTU Easy
Master, giao thức tự do (dùng lệnh truyền nhận thông thường).

KHẢ NĂNG MỞ RỘNG LINH HOẠT VỚI CÁC MODULE MỞ RỘNG CỦA PLC CPM VÀ CJ1

PLC CP1H cho phép mở rộng kết nối với 7 module mở rộng của PLC CPM và có thể kết nối thêm 2 module đặc biệt của PLC CJ1. Việc điều chỉnh cấu hình vừa khớp với từng ứng dụng và kết nối lên các cấp độ mạng công nghiệp cao cấp
đã được CP1H hỗ trợ một cách hoàn hảo.
Kết nối tối đa 7 module I/O mở rộng của PLC CPM trực tiếp bằng jack cắp hoặc qua cáp I/O dài 0.8m. Hiện nay PLC CPM đã có
module mở rộng 40I/O Digital. Như vậy nếu sử dụng PLC CP1H loại 40 I/O thì có thể đạt được cấu hình 320 I/O.
Kết nối tối đa 2 module đặc biệt của PLC CJ1 (cần gắn thêm bộ chuyển đổi CJ Unit Adapter), bao gồm các loại như: module vào/ra
tuyến tính, module điều khiển nhiệt độ, module mạng Ethernet, DeviceNet, ControllerLink, Compobus/S master, module truyền
thông nối tiếp SCU. Điều này cho phép PLC CP1H giao tiếp với các loại mạng công nghiệp cấp cao khi cần thiết.
PLC CP1H có thể kết nối đồng thời 7 module I/O mở rộng của PLC CPM và 2 module đặc biệt của PLC CJ1 để tạo nên một cấu hình thật sự mạnh mẽ với đầy đủ chức năng cao cấp cho một hệ thống điều khiển công nghiệp.

RÚT NGẮN THỜI GIAN LẬP TRÌNH

Ngoài lập trình theo kiểu Ladder rõ ràng và dễ debug với tập lệnh hơn 400 lệnh phong phú, CP1H còn hỗ trợ lập trình theo dạng
Structured Text (theo chuẩn IEC 61131-3), xử lý các phép toán phức tạp như căn thức, logarit, các phép toán lượng giác, xử lý các thuật toán khó viết bằng Ladder như các vòng lặp, so sánh …
Việc lập trình bằng Function Block được hỗ trợ tối đa với thư viện Function Block phong phú: các khối hàm chức năng có sẵn để giao tiếp với các bộ điều khiển nhiệt độ, biến tần, điều khiển servomotor, công việc của người lập trình chỉ là cài đặt địa chỉ node, các thông số chức năng khác và các điều kiện kích hoạt theo chương trình mà không phải lo về phần giao thức truyền thông giữa PLC và các thiết bị trên.

Ngoài ra, vấn đề bảo mật chương trình cũng được hỗ trợ với password 8 ký tự.

Phần mềm lập trình CX-Programmer V6.1 (tích hợp trong bộ phần mềm CX-One của Omron) sử dụng cho PLC CP1H và tất cả

các PLC Omron khác. Hỗ trợ lập trình Function Block, Ladder, Structured Text, download-upload chương trình cho PLC, và các chức năng khác như cài đặt cấu hình PLC, chẩn đoán, gỡ rối.

CÁC CHỨC NĂNG TÍCH HỢP TIỆN DỤNG CHO VIỆC BẢO TRÌ


CP1H hỗ trợ 1 nút chỉnh analog bên ngoài độ phân giải 256, giá trị được lưu vào ô nhớ A642 để sử dụng trong chương trình (tương tự như 2 nút vặn analog của CPM2A).
CP1H còn hỗ trợ 1 connector nhận áp vào tuyến tính 0-10VDC (khác với các ngõ vào/ra tuyến tính trên CPU), có thể sử dụng 1 biến trở chiết áp để thực hiện việc điều chỉnh (tương tự như điều chỉnh tần số bằng biến trở ở xa như trong biến tần).
PLC CP1H còn hỗ trợ 2 LED 7 đoạn để hiển thị các mã lỗi, giúp chẩn đoán lỗi PLC mà không cần kết nối máy tính, hiển thị các giá tr tuyến tính điều chỉnh ở trên.

Với các chức năng nổi bật trên và nhiều chức năng cơ bản khác, PLC CP1H thực sự là PLC cỡ nhỏ
hoàn hảo, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu điều khiển từ đơn giản đến cao cấp hiện nay.

XEM THÔNG TIN ĐẶT HÀNG TẠI: http://banbientan.com/dai-ly-omron/plc-bo-lap-trinh/cp1h/

Công nghệ cảm biến sóng của Omron

Nhận biết và đáp ứng mong muốn sống an toàn và thoái mái hơn.

Đã bao giờ bạn thử tưởng tượng một thiết bị có thể di chuyển và hành động như mong muốn của bạn đơn giản chỉ bằng cách ra  kí hiệu. Hoặc một thiết bị có thể nhận biết và làm giúp cho bạn những gì bạn muốn. Loại thiết bị này rõ ràng sẽ đem lại cho bạn một cuộc sống thoải mái  và tiện lợi hơn nhiều. OMRON đã triển khai loại cảm biến có khả năng xác định sự tồn tại, vị trí và tốc độ di chuyển của một người hay một vật với độ chính xác cao.

Những thiết bị này được nghiên cứu với mục đích nâng cao tính an toàn, bảo mật và tiệnnghi trong các môi trường khác nhau như nhà ở, văn phòng hoặc xe ô tô. Cảm biến loại này thường được thiết kế để sử dụng sóng vô tuyến, hoặc sóng quang học (chùm laze)-loại có chiều dài sóng tương tự như sóng vô tuyến.

Sóng vô tuyến biến không phát hiện được thành có thể!

Con người không thể nhìn xuyên qua tường, nhưng công nghệ sensor dùng sóng vô tuyến có thể nhận biết những gì phía bên kia tường. Sóng vô tuyến có thể xuyên qua vật chất và chúng hầu như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, bụi bẩn hay những chướng ngại khác.

Tận dụng những ưu điểm này, công nghệ sensor sóng vô tuyến của OMRON có khả năng phát hiện ở hầu hết điều kiện vật chất. Những cảm biến như vậy có thể gắn vào bất kì loại máy móc nào nên chúng phải được thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Nhờ đáp ứng các yêu cầu này bằng cách áp dụng vào công nghệ thích hợp mà OMRON đang dần trở thành hãng dẫn đầu trong lĩnh vực cảm biến sóng vô tuyến.

Từ cảm biến “Đồ vật” đến cảm biến “Con người”

Công nghệ cảm biến sóng vô tuyến xác định khoảng cách tới vật thể bằng cách phát sóng radio tới vật thể  đó và  đo thời gian phản hồi lại, hoặc xung lặp cho tới khi nó quay trở lại nguồn phát ra. Bằng cách này, nó xác định được vị trí và/hoặc hoạt động của vật thể. Nếu vật thể là kim loại, thì sự phản hồi là 100%. Còn nếu mục tiêu là con người thì sự phản hồi sẽ chậm hơn . OMRON đã đảm nhận thử thách  trong lĩnh vực cảm biến con người và đã có những nỗ lực nghiên cứu và phát triển với mục tiêu tập trung vào chuyển động của tay.

Khai thác những ứng dụng tiềm năng trong hệ thống an ninh thế hệ mới và ô tô. 

Cảm biến sóng vô tuyến của OMRON chuyển tải nhận biết hoạt  động khác thường của  đồ vật và con người và không bị  ảnh hưởng bởi mưa, tuyết và tình trạng khí hậu khác. Các cảm biến loại này thậm chí có thể vận hành ngay cả khi thấu kính bị bụi bẩn. Thêm vào đó, những cảm biến này rất nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng. Một ứng dụng khác nữa của công nghệ sóng vô tuyến OMRON là cảm biến dùng tia laze. Người ta trông  đợi cảm biến của  OMRON sẽ  được sử dụng trong  ứng dụng khác nhau  ở nhiều lĩnh vực liên quan tới  độ an toàn, bảo mật, và tiện nghi, trên cơ sở những  đặc tính từng sản phẩm riêng biệt; trong  đó bao gồm cả hệ thống an ninh lắp  đặt cảm biến bí mật và hệ thống  điều khiển giám sát tự động trên xe ôtô nhằm đảm bảo hoạt động an toàn hơn.

Công nghệ cảm biến sóng vô tuyến trong tương lai sẽ cho phép nhận diện một người có phải là thành viên gia đình hay là kẻ đột nhập bằng cách xác định hoạt động của người đó trong khu vực cửa và  đo thời gian người này mở cửa. Khả năng này minh chứng cho ý tưởng ngăn chặn nỗ lực đột nhập không hợp pháp. Khi công nghệ sóng radio của OMRON

nhận biết chính xác và phân biệt các hoạt động con người thì nó có thể nhận biết và phân biệt dễ dàng chim bay hay cỏ rập rờn không phải là hoạt động của con người. Các cảm biến thông thường trước đây hay phát hiện nhầm những trường hợp như vậy.

Gần đây, các phương tiện giao thông an toàn công nghệ cao (AVS) đang thu hút sự chú ý ngày càng nhiều như là một nhân tố khô ng thể thiếu của Hệ thống giao thông thông minh (ITS). Cảm biến sóng vô tuyến cũng đóng một vai trò hiệu quả  trong ASV bằng cách giúp lái xe lái an toàn hơn, tránh va chạm hoặc giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp  đụng xe.

Không còn bao lâu nữa loại cảm biến sóng vô tuyến cung cấp giao diện thân thiện cho người dùng, có thể hiểu và nắm bắt được từng di chuyển của con người và truyền đạt ý định của người đó sẽ trở thành hiện thực.

Hệ thống giao thông thông minh. (ITS)

ITS được thiết kế để giải quyết các ùn tắc giao thông, tai nạn và các sự cố giao thông khác bằng cách kết nối con người, đường phố, các phương tiện đi lại với nhau bằng công nghệ thông tin hiện  đại nhất. ITS bao gồm rất nhiều công nghệ khác nhau ví dụ như giải pháp điều khiển phương tiện hiện đại, thu phí điện tử (ETC) và các hệ thống khác hỗ trợ việc lái xe an toàn.

Các phương tiện an toàn giao thông an toàn công nghệ cao (ASV).

Bằng việc khai thác các công nghệ điện tử tối tân nhất như các loại cảm biến và thiết bị kết nối thông tin, ASV được trang bị khả năng tối ưu trong việc thu thập và xử lý các loại dữ liệu, tiến hành việc  điều khiển dựa trên thông tin  được xử lý. Hiện nay nhiều hệ thống  đã  được đưa vào sử dụng, bao gồm các hệ thống  hỗ trợ đi đúng làn đường, hệ thống phanh nhằm giảm thiểu thiệt hại va chạm, hệ thống điều khiển hành trình nhằm kiểm soát tốc độ phương tiện giao thông cũng như giữ khoảng cách giữa các phương tiện

Phát hiện chuyển động của người/ vật thể.  

Cảm biến sóng vô tuyến của OMRON kích thước rất nhỏ, nhưng chúng có thể nhận biết nhanh chóng trạng thái của vật thể đến từng chi tiết. Hay nói cách khác, cảm biến loại này phát hiện rất hiệu quả. Những sensor này rất hữu ích cho việc xác định sự tồn tại, vị trí và tốc độ di chuyển của người, sự vật, sau  đó xác định trạng thái hoặc ý  định của người hay vật và đưa ra những thông tin giá trị cao.

Thử tưởng tượng một cái cửa tự  động biết mở  đón bạn khi trở về nhà. Cảm biến của OMRON có thể là m được điều đó. Vì vậy chẳng bao lâu nữa bạn sẽ không còn phải tìm chìa khóa  trong cặp hay túi áo vì chiếc cửa gắn cảm biến sẽ tự đóng hay mở miễn là bạn có chìa khóa trong túi hay ví.

Trước khi một người định làm gì, thường thị họ sẽ tiếp xúc với vật đó. Cảm biến “trước tiếp xúc”  được phát triển trên cơ sở quan sát các cử  động tay. Bằng cách cảm nhận nhanh chóng việc một bàn tay đang hướng tới cửa, cảm biến sẽ dự đoán ý định của người đó và mở cửa. Một cảm biến được thu nhỏ gắn trong bộ phận điều chỉnh cửa sẽ phát sóng từng đợt và kiểm tra xem liệu người đó có chìa khóa hay không, sau đó xác định những dấu hiệu phản hồi của chìa khóa có phù hợp với nguồn sóng hay khô ng. Một khi cảm biến  đã xác định  được người  đó là chủ nhân ngôi nhà, nó sẽ tự  động mở cửa. Tất nhiên toàn bộ quá  trình này  được diễn ra nha nh tới mức người  đó không phải  đợi lâu bên ngoài cửa. Thêm vào đó, cảm biến “trước tiếp xúc” thích nghi tốt với bụi bẩn và điều kiện khắc nghiệt  ngoài trời, do đó nó có thể được lắp đặt bất kỳ chỗ nào, nhà, văn phòng hay ô tô.

Hệ thống cảm biến trước tiếp xúc giúp người sử dụng luôn thuận tiện và thoải mái trong khi vẫn duy trì độ an toàn.

1) Một người khách muốn vào nhà sẽ tiến tới tay nắm cửa.

2) Cảm biến trước tiếp xúc được gắn ở tay nắm cửa sẽ nhận biết bàn tay đang hướng tới. Cảm biến xác định người này không phải là kẻ đột nhập.

3) Chiếc chìa khóa trong túi sơ mi người đó sẽ phản ứng với sóng vô tuyến phát ra từ cảm biến.

4) Cảm biến tiến hành nhận diện và mở cửa.

5) Cùng lúc khi người đó chạm vào tay nắm cửa, chiếc cửa đã được mở.

Nhận diện chuyển  động và vị trí con người thông qua quy trình xử lý tín hiệu của OMRON.

Sóng vô tuyến là dạng sóng điện từ hoặc dao động điện. Tần suất là số lần sóng dao động trong 1 giây. Một chu trình trong một giây được biểu thị bằng Hz. Sóng vô tuyến là một phần của phổ từ điện với tần số thấp hơn tia hồng ngoại.

Sóng vô tuyến cảm nhận sự vật ban đầu bằng cách phát đi sóng có tần suất cao tới người hoặc vật. Một tần suất cao hơn nghĩa là số lượng xung trên 1s lớn hơn và  yêu cầu xử lý  nha nh hơn sau khi sóng  được nhận.  Điều này cũng  đồng nghĩa phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Để giải quyết tình trạng này và ảnh hưởng các sóng phản xạ từ mục tiêu (lặp lại) với công suất nhỏ, Omron đã sử dụng kỹ thuật chuyển đổi xung lặp sang 1 tần số thấp hoặc tín hiệu số, vì vậy mà nó được xử lý như một sóng nhỏ. So sánh sóng truyền và sóng nhận sẽ thấy được sự khác nhau ở bước sóng. Vật thể càng đặt ở xa, càng mất nhiều thời gian để xung quay trở lại, điều này sẽ dẫn đến trễ phản hồi xung. Điều này dẫn tới sự khác nhau giữa sóng truyền và sóng phát, từ đó bạn có thể dự tính được thời gian quay lại của xung.

Đây chính là cách  đo khoảng cách tới vật thể. 

Sức mạnh quyết định của OMRON chính là sở hữu công nghệ xử lý tín hiệu phản hồi. Phản hồi xung bao gồm v ô số các thông tin, chiều dài, tốc độ của sóng phản hồi và thời gian phản hồi. Tất cả đều phụ thuộc vào kiểu vật thể cần phát hiện cũng như khoảng cách giữa vật thể đó với cảm biến. Để có thể tiếp cận chính xác mục tiêu dựa vào các thông tin thực hiện bởi xung phản hồi cần phải thực hiện rất nhiều bước  để xác  định vị trí và chuyển  động của người hoặc vật cũng như  đưa ra được thông tin giá trị cho con người và máy móc.

 

 

 

Cảm biến sóng vô tuyến tăng khả năng phát hiện nhạy bén trong môi trường nhiệt độ cao hoặc sương mù.

Cảm biến sóng vô tuyến không phải lúc nào cũng được sử dụng trong môi trường phù hợp hoặc thuận tiện. Khi đặt ngoài trời, nó sẽ thường xuyên bị mài mòn bởi bụi bẩn, mưa gió, sương mù hay các điều kiện khắc nghiệt. Bản thân cảm biến
hoặc mục tiêu cần phát hiện cũng có thể bị nhiễm bẩn bởi bùn đất hoặc các chất gây ô nhiễm khác .
Thông thường, hầu hết các cảm biến sử dụng sóng hồng ngoại hoặc siêu âm nhưng những cảm biến này có hạn chế là giảm khả năng hoạt động hoặc hoạt động khô ng ổn định biến động nhiệt độ hoặc bị dính bẩn. Để giải quyết vấn đề này, OMRON tập trung vào sóng vô tuyến, loại sóng có thể chịu được các điều kiện khắc nghiệt.

Sóng vô tuyến cho độ nhạy cao trong nhiều môi trường (xe m hình dưới đây): thiếu sáng, khói / lửa, nắng chói chang, sương mù, bụi bặm,…

Đo chính xác khoảng cách tới người hay vật ngay cả khi bị nhiễu sóng.

Mỗi một thiết bị vô tuyến hay điện thoại đi động có một sóng riêng. Trong những trường hợp này, sự tác động của sóng ở những tần số khác được hạn chế ở mức tối thiểu. Tuy nhiê n, truyền và nhận sóng với tần số đã xác định trước yêu cầu
độ chính xác cao và sẽ lại làm tăng chi phí thiết bị. Để giảm t hiểu chi phí, cảm biến công nghệ sóng radio của OMRON được thiết kế để sử dụng một dải tần số thay cho việc chỉ giới hạn ở 1 dạng đơn. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc cảm biến sẽ thường xuyên bị nhiễu sóng từ TV, điện thoại di động, thiết bị không dây… Do đó, nghiên cứu phương pháp đo hiệu quả khắc phục sự cố nhiễu sóng chính là công cụ trong việc phát triển cảm biến sóng radio của OMRON.
Nếu xung phản hồi bị ảnh hưởng bởi sóng giao thoa thì dạng sóng của xung sẽ bị sai dạng hoặc ngắt quãng, việc này sẽ gây khó khăn trong dò tìm chính xác thông tin. Điều này không thể tránh khỏi khi mà ngày nay xung quanh chúng ta có quá nhiều sóng vô tuyến khác nhau.Trong quá trình thử nghiệm lặp đi lặp lại, những thí nghiệm ba n đầu đã gặp phải những trục trặc khi có một chiếc điện thoại di động trong phòng. Tuy nhiên, sau nhiều thử nghiệm và đúc kết kinh nghiệm, OMRON đã thành công trong việc hoàn thiện một loại cảm biến có khả năng phát hiện chính xác cao ngay cả khi bị nhiễu sóng từ các thiết bị như điện thoại cách đó vài cm.

Khả năng đáng ngạc nhiên của sóng vô tuyến trong việc hiểu và diễn giải ý nghĩ, mong muốn con người.

Như đã nói ở trên, khoảng cách tới một người có thể được xác định bằng cách đo khoảng thời gian sóng vô tuyến truyền từ cảm biến tới khi nó tiếp xúc với người rồi quay trở lại. Từ khoảng cách có thể xác định được vị trí con người, cùng với chuyển động cơ thể như tiếp cận hoặc tiến tới cửa. Một khi các tình huống được thiết lập, sensor có thể suy luận ý định hoặc ý nghĩa hành động cụ thể. Với khả năng hiểu hành vi của con người và các chức năng phối hợp ngày càng cao, cảm biến trong tương lai có thể hiểu được một chuỗi các hành động. Theo cách này, hệ thống cảm biến tích hợp sẽ có thể thỏa mãn các mong muốn của
con người ở mức độ phức tạp.

Công nghệ cảm biến sóng radio của OMRON xác định vị trí và tốc đọ bằng cách đo khoảng cách và tốc độ mục tiêu được sử dụng cho hệ thống giá m sát tích cực (Active Cruise Control: ACC). ACC là một trong số các nhân tố quyết định của các phương tiện giao thông an toàn thế hệ mới. Hệ thống ACC gi úp người lái xe tránh va chạm v à đảm bảo độ an toàn bằng các điều chỉnh tức thời để giữ cho xe luôn ở khoảng cách nhất định với xe phía trước.

Với những khả năng như vậy, công nghệ cảm biến sóng vô tuyến – dựa trên máy ra-da sóng hồng ngoại sẽ đảm đương chức năng quan trọng này cho ACC. Cảm biến Radar có hai dạng: sử dụng sóng mili met (sóng vô tuyến) và sử dụng tia laser.
Cảm biến Radar dựa trên sóng milimet có ưu điểm là ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt và bụi bẩn. Tuy nhiên, loại này đắt hơn so với loại cảm biến tia laser do vậy vẫn ít được dùng cho ASV. Nhằm mở rộng các loại cảm biến được thiết kế bảo đảm an toàn cho lái xe, OMRON đã phát triển cảm biến Radar giá thấp sử dụng laser hồng ngoại. Nhìn chung, độ nhạy của Radar laser hồng ngoại sẽ giảm nếu chiếc xe phía trước bẩn. Để giải quyết tình trạng này, OMRON tập trung c hiếu chùm laser vào chiếc ô tô phía trước thay cho việc soi rọi cả một khoảng không gian rộng, do đó có thể phát hiện hiệu quả khoảng cách
xác định bằng laser và tăng độ chính xác. Ngoài ra radar laser dùng tia hồng ngoại của OMRON còn có thể phát hiện ra người đi bộ cách khoảng vài chục mét trước xe, một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với một Ra dar sóng mi li met loại thông thường. Nó cũng không bị ảnh hưởng bởi hệ thống Radar lắp trên xe khác.

Loại cảm biến này phát hiện có độ nhạy cao nhưng cũng đáp ứng tiêu chuẩn an toàn laser ở mức cao nhất như hoàn toàn không gây hại cho mắt.

Radar laser hồng ngoại giúp duy trì lái xe an toàn. 

1) Ra-da laze hồng ngoại đo khoảng giữa các xe bằng cách tập trung chùm sáng vào mục tiêu.

Chùm tia laser hồng ngoại được chiếu tập trung vào xe phía trước theo chiều cao hơn là chiếu ở diện rộng. Điều này tăng khả năng phát hiện chính xác.

 2) Radar laser phát hiện sự thay đổi vị trí của xe phía trước. 

Tiếp theo, chùm sóng sẽ lan rộng theo chiều ngang và chiều dọc, với tiêu điểm là c hiếc xe ở đằng trước để kiểm tra xe m c ó thay đổi vị trí do tình trạng đường xá hay ngoại cảnh (chẳng hạn như xe lên dốc).

 3) Nếu vị trí xe trước thay đổi, khoảng cách sẽ được đo lại. 

 

Nếu vị trí chiếc xe phía trước thay đổi, chùm sóng laser sẽ chiếu tập trung vào vị trí mới và đo khoảng cách. Bằng cách lặp lại những bước như thế này, khoảng cách giữa các xe được giữ ở mức an toàn.


Màn hình NS của OMRON không chỉ đơn thuần là HMI

 

HMI là từ viết tắt của cụm từ Human Machine Interface, hay còn gọi là giao diện người máy. Như chúng ta đã biết, các loại màn hình HMI trước đây thường chỉ có chức năng hiển thị các thông tin như con số, nút bấm, đồ thị, bàn phím ảo… vân vân. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu thực tế mà các thiết bị màn hình giao diện buộc phải có thêm những chức năng mới hơn, hoàn thiện hơn và tiện dụng hơn cho người sử dụng.
Chúng ta có thể thấy sự thay đổi về công nghệ màn hình như từ màn hình đơn sắc chỉ hiện thị ký tự, rồi màn đơn sắc hiển thị đồ họa ma trận điểm, tiếp đến là màn hình màu STN có tích hợp bàn phím sờ, và hiện nay là màn hình màu TFT tích hợp bàn phím sờ dạng ma trận. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay, sự phát triển về phần cứng cho màn hình công nghiệp cũng bắt đầu bổ sung thêm các tính năng khác ngoài mục đích gốc ban đầu của nó. Chẳng hạn như màn hình có bộ nhớ lớn hơn, có
thêm chức năng giao tiếp USB để in ấn, có chức năng giao tiếp thẻ nhớ để nhớ dữ liệu và sao lưu chương trình, có thể giao tiếp với camera để hiện thị hình ảnh..vv. Bên cạnh sự phát triển về phần cứng thì sự phát triển về phần mềm cũng chiếm một vai trò rất quan trọng.
Màn hình NS của OMRON là kết quả của quá trình phát triển cả về phần cứng và phần mềm. Vì vậy mà giờ đây nó không chỉ đơn thuần là thiết bị HMI mà còn được gọi là bộ Navigator. Nghĩa là một bộ giám sát và điều khiển cho một hệ thống. Trước đây, màn hình NS chỉ trao đổi thông tin định tuyến với mô đun CPU của PLC, nhưng như vậy thì chưa đủ để có thể điều khiển một quá trình phức tạp, vì vậy mà một phần của chương trình có thể được viết trực tiếp trên NS để tốc độ xử lý và mức độ can thiệp sâu hơn. Đó cũng là lý do vì sao dòng sản phẩm NS lại được gọi là bộ Navigator.

Một số cấu hình kết nối mà NS có thể thực hiện


Màn hình NS với độ phân giải lớn cho phép hiển thị đẹp hơn, bộ nhớ lớn hơn với 20 Mbytes, hỗ trợ 16 ngôn ngữ giao diện, cho phép in ấn thông qua cổng USB, bộ xử lý hình ảnh 200MHz. Ngoài ra, NS còn có thể giao tiếp với camera thông qua mô đun đầu vào Video cắm thêm. Thẻ nhớ CF còn cho phép sao lưu chương trình trên NS một cách dễ dà ng. Đó chính là NS Navigator.