Cảm biến Sợi Quang

Giới thiệu

Nhu cầu chung trong tự động hóa máy móc là phát hiện được vật thể tại một điểm đặc biệt theo thời gian. 

Băng chuyền, máy đóng gói, kiểm tra bộ phận và nhiều ứng dụng công nghiệp khác phụ thuộc nhiều vào các cảm biến có độ tin cậy.  Khi có yêu cầu phát hiện các vật thể rất nhỏ, khoảng cách hẹp, tốc độ cao hoặc môi trường không thân thiện, các kỹ sư thường tìm đến giải pháp là Cảm biến Sợi Quang.

Trong phần này, chúng ta sẽ xem qua nguồn gốc và nguyên tắc của công nghệ sợi quang, điểm khác biệt giữa cảm biến sợi quang và cảm biến quang điện thông thường và cuối cùng là nơi cung cấp loại này.

Phản xạ Trong Toàn phần

Tất cả các cảm biến sợi quang đều sử dụng nguyên tắc phản xạ trong toàn phần để dẫn hướng nguồn ánh sáng dọc theo sợi polymer / kính nhỏ, dẻo đến vật thể cần phát hiện.

Như một dòng nước, chùm sáng đi vào sợi quang trong suốt sẽ di chuyển từ đầu này đến đầu kia, phản xạ với thành bên trong và mất rất ít độ sáng.

Để tìm hiểu thêm về thí nghiệm này, nhấp vào HERE (ĐÂY).

Cảm biến Thông thường và Cảm biến Sợi Quangcam bien quang E3JM E3JM

Cảm biến Sợi Quang khác cảm biến quang điện thông thường như thế nào?

Có thể bạn đã quen với cảm biến quang điện đa năng như E3Z của Omron.

Những cảm biến này bao gồm tất cả các bộ phận điện tử và quang học trong một thân. Do kiểu thiết kế này, toàn bộ thiết bị phải được gắn vào một vị trí có thể thấy trực tiếp vật thể cần phát hiện.

Trong một số ứng dụng, chúng ta không có đủ không gian vật lý để gắn cảm biến thông thường đúng cách hoặc môi trường cơ khí, hóa học hoặc môi trường nhiệt có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và độ tin cậy của cảm biến.  

Ngược lại, Cảm biến Sợi quang có thể dẫn hướng và chuyển trực tiếp nguồn ánh sáng từ xa đến rất gần vật thể được phát hiện. Do đó, đầu sợi quang có thể nhỏ hơn và lắp đặt dễ dàng hơn nhiều so với cảm biến quang điện thông thường.

Cảm biến Sợi Quang có thể được lập trình để thích ứng với nhiều nhiệm vụ khó khăn.

Ví dụ, cảm biến sợi quang với kiểu phù hợp có thể:

  • Phát hiện màu
  • Phát hiện các vật thể ở tốc độ rất cao
  • Phát hiện các chi tiết của vật thể rất nhỏ hoặc rất mỏng
  • Phát hiện các vật thể trong suốt, mờ hoặc đục

Giống như cảm biến quang điện thông thường, đầu sợi quang được thiết kế hoạt động theo một trong ba chế độ:

  • Thu phát độc lập
  • Phản xạ khuếch tán
  • Phản xạ gương

Một số cách sử dụng thông thường:

  • Phát hiện các vật thể trong suốt hoặc mờ.
    (Thu phát độc lập hoặc Phản xạ gương)
  • Phát hiện khoảng cách xa theo đường dẫn chính xác.
    (Thu phát độc lập)
  • Có thể phát hiện vật thể với kích thước khác nhau.
    (Đầu Sợi quang Thu phát độc lập theo Vùng)
  • Phát hiện các đặc điểm của vật thể rất nhỏ.
    (Thu phát độc lập hoặc Phản xạ bằng Đầu Sợi quang Đồng trục + Ống kính Tiêu cự)

Cảm biến sợi quang được ưa chuộng vì có khả năng miễn nhiễm với Nhiễu xạ Điện từ (EMI) trong các ứng dụng như vùng hàn này. Chúng cũng được ưa chuộng vì có khả năng chịu các điều kiện môi trường khắc nghiệt, bao gồm sức kháng hóa chất, nhiệt độ, bụi bẩn hoặc nước.

Nhớ rằng có thể đặt bộ khuếch đại (nguồn sáng và phần xử lý trong môi trường từ xa được bảo vệ và chỉ có sợi quang tiếp xúc với môi trường có vật thể.

Tóm lại, Cảm biến Sợi Quang được cân nhắc lựa chọn hơn cảm biến quang điện thông thường khi,

  • Vật thể cần phát hiện nằm trong không gian chật hẹp
  • Cảm biến thông thường dễ bị hỏng hóc do va chạm
  • Cần phát hiện các chi tiết của vật thể rất nhỏ
  • Vật thể di chuyển nhanh
  • Môi trường không thân thiện – nhiễu EMI, Nhiệt độ cao, bụi bẩn, hóa chất, v.v.
Cảm biến Sợi Quang được sử dụng ở đâu?

Có rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng cảm biến sợi quang, do nhiều lợi thế vừa đề cập đến, bao gồm:

  • Những ngành có vật thể cần phát hiện nằm trong không gian giới hạn
  • Những ngành lắp đặt thiết bị xử lý trong nhà
  • Ngành Y Dược
  • Ngành Lắp ráp Ô tô
  • Các ngành dựa vào thiết bị xử lý các bộ phận rất nhỏ hoặc có nhu cầu phát hiện vị trí chính xác cao (ví dụ: Công nghiệp Bán dẫn).

Bên cạnh Tự động hóa Nhà máy còn có nhiều lĩnh vực khác sử dụng Cảm biến sợi quang. Nhấp vào HERE (ĐÂY) để xem một số lĩnh vực.

Tổng quan về Công nghệ

Giới thiệu

Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thuật ngữ chính và các nguyên tắc hoạt động của cảm biến sợi quang. Trước tiên, chúng ta sẽ xem hoạt động của Bộ khuyếch đại và sau đó sẽ xem các sợi quang.

Bạn sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng giữa công nghệ cảm biến quang điện thông thường và cảm biến sợi quang và phần này sẽ giúp bạn hiểu được những điểm khác biệt.

Bạn có thể tham khảo bảng chú giải thuật ngữ có sẵn trong thanh menu ở đầu trang.

Bộ phận Cấu thành

Cảm biến sợi quang hiện đại như Omron E3X bao gồm các bộ phận cơ bản như nhau.

Bộ khuyếch đại: bao gồm nguồn sáng, bộ xử lý ánh sáng hắt lại, có giao diện vận hành để thiết lập hoạt động của cảm biến và có tín hiệu đầu ra đến thiết bị xử lý khác.

Sợi quang: dẫn hướng ánh sáng từ bộ khuyếch đại đến vật thể và dẫn hướng ánh sáng phản hồi ngược trở lại bộ khuyếch đại để xử lý.

Đầu Sợi quang: là phương tiện để dẫn hướng thêm và đảm bảo sợi quang được lắp đặt chắc chắn về cơ học. Theo tùy chọn, đầu sợi quang có thể lắp thêm các thấu kính, để định hình tia sáng khi ra khỏi sợi quang hoặc thay đổi góc nhận của ánh sáng phản hồi.

Hiện nay có rất nhiều kết hợp loại sợi quang/đầu sợi quang khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những loại này sau trong khóa học.

Cảm biến sử dụng một sợi quang để chiếu sáng vật thể và một sợi quang khác để mang ánh sáng phản chiếu trở lại bộ khuếch đại.  Trong ví dụ ở bên phải, cả hai sợi quang chập lại làm một để tạo thành một thiết bị nhỏ gọn có khả năng vừa chiếu sáng vừa cảm nhận sự hiện diện của vật thể nhỏ.

Trong cấu hình thu phát độc lập minh họa bên dưới, các sợi quang tách biệt và được đặt hướng vào nhau. Trong cấu hình này, vật thể sẽ làm gián đoạn chùm sáng giữa hai đầu sợi quang.

 

Cường độ và Ngưỡng

Ánh sáng phản xạ từ vật thể hoặc ánh sáng do vật thể làm gián đoạn sẽ trở lại bộ khuyếch đại để xử lý.

Giá trịánh sáng tớinày sau đó sẽ được so sánh với giá trịngưỡng. Như trong cảm biến quang điện thông thường,đầu racủa cảm biến phụ thuộc vào việcánh sáng tớiở trên hay ở dướigiá trị ngưỡngtại bất kỳ thời điểm nào.

Ở đây chúng ta thấy đầu raON (BẬT)nếu ánh sáng tớiở trênngưỡng vàOFF (TẮT)nếu ánh sáng tớiở dưới ngưỡng.

Sáng BẬT / Tối BẬT

Trong một số ứng dụng, thiết bị có thể cần đầu ra cảm biến đảo ngược; OFF (TẮT) nếu ở trên ngưỡng và ON (BẬT) nếu ở dưới.  So sánh sơ đồ trước với sơ đồ này.

Bạn có thể dùng công tắc trên bộ khuyếch đại để chọn hoạt động Sáng BẬT hoặc Tối BẬT nếu cảm biến “sáng” hoặc “tối” BẬT đầu ra.

Chúng ta thấy rằng cảm biến quang điện thông thường cũng có cùng nguyên tắc hoạt động, vì vậy khái niệm này tương đối quen thuộc.

Hướng dẫn / Điều chỉnh

Bộ khuyếch đại sợi quang kỹ thuật số của OMRON có phạm vi dò tìm từ 0000 đến 4000 lần. Giá trị ngưỡng cũng có phạm vi từ 0000 đến 4000 lần.

Ánh sáng được đo và so sánh với giá trị ngưỡng. Nếu ánh sáng tới ở trên ngưỡng, đầu ra ON (BẬT) và nếu ánh sáng tới ở dưới ngưỡng, đầu ra OFF (TẮT) tùy theo cài đặt LIGHT ON / DARK ON (SÁNG BẬT/TỐI BẬT).

Xung quanh giá trị ngưỡng sẽ có một dải nhỏ, tại đó tín hiệu đầu ra không ổn định và có thể ON (BẬT) hoặc OFF (TẮT). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trễ (hysteresis). Trong sơ đồ, vùng trễ được phóng đại cực lớn.

Bão hòa

Giá trị của ánh sáng tới tăng và giảm khi một vật thể di chuyển qua đầu sợi quang. Chừng nào giá trị được xử lý ở trong phạm vi hoạt động của bộ khuyếch đại(0000 đến 4000 lần), cảm biến sẽ hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, nếu ánh sáng tới sáng đến nỗi giá trị tới vẫn giữ nguyên ở mức cực đại (4000 lần) ngay cả khi có mặt vật thể thì bộ khuyếch đại được coi là bão hòa.

Mặc dù bộ khuyếch đại bão hòa ngay cả khi ngưỡng được đặt ở mức cực đại nhưng không có chuyển mức ngưỡng và đầu ra cảm biến không thay đổi.

Hướng dẫn / Điều chỉnh – 2 

Do mỗi ứng dụng có các mức ánh sáng thu hồi khác nhau, cần điều chỉnh bộ khuyếch đại và nguồn sáng của nó.

Điều chỉnh (Tuning) hoặc Điều chỉnh hướng dẫn (Teaching) được thực hiện để tránh bão hòa, cho phép độ nhạy tối đa và đảm bảo phát hiện tin cậy.

Ví dụ: Điều chỉnh Công suất tự động đặt mức phát sáng lý tưởng để có độ nhạy tối đa của bộ khuyếch đại mà không bão hòa.

Hướng dẫn Hai Điểm, tự động đặt giá trị ngưỡng dựa trên mức trung bình của ánh sáng thu hồi trở lại cảm biến khi có và khi không có vật thể.

Để xem Điều chỉnh Công suất và Hướng dẫn 2 điểm (2-point teaching) ảnh hưởng như thế nào đến mức ánh sáng tới và ngưỡng, nhấp vào TUNE (ĐIỀU CHỈNH) trong hình.

Cấu trúc Sợi quang

Sợi quang là vật liệu polyme mỏng hoặc vật liệu thủy tinh mỏng truyền ánh sáng qua lại từ vật thể đang được phát hiện.

Hai đặc tính quan trọng của sợi quang liên quan đến cấu trúc của sợi:

  • Hiệu suất Quang
  • Độ mềm dẻo Cơ học

Chúng ta cùng kiểm tra cấu trúc sợi quang và thảo luận về mỗi tham số.

Cấu trúc sợi quang bắt đầu bằng một Lõi nhỏ polyme hoặc thủy tinh trong suốt. Các đầu của vật liệu này phải được cắt gọn để truyền ánh sáng tối đa qua lại từ sợi quang.

Hồi trước, người lắp đặt thường dùng tay mài nhẵn các đầu sợi quang trước khi sử dụng. Ngày nay, các nhà máy sản xuất sợi quang thường cắt gọn và mài nhẵn trước các đầu sợi quang.

Hiệu suất truyền sánh sáng trong sợi quang có thể cải thiện được nếu lõi sợi quang được nối ghép với vật liệu có hệ số khúc xạ thấp hơn.  

Lớp mạ bọc quanh lõi và cải thiện hiệu suất truyền bằng cách tăng cường tác động phản xạ trong toàn phần.

Có thể phủ sợi quang bằng Tầng đệmLớp vỏ để chống mài mòn, chịu hóa chất và ổn định cơ học.

Độ dẻo của sợi quang còn được tăng cường đáng kể bằng nhiều loại mạ.

Do đó, sợi quang chắc chắn hơn và có thể uốn cong mà

không làm giảm đáng kể cường độ chiếu sáng. Bán kính uốn cong tối thiểu của loại sợi quang này chỉ có 1mm!

Sợi quang Đơn Lõi Sợi quang Đa Lõi
Khoảng cách phát hiện dài hơn Khoảng cách phát hiện thường ngắn hơn
Bán kính uốn tối thiểu lớn Bán kính uốn tối thiểu nhỏ
Chỉ lắp đặt tĩnh Dành cho Các ứng dụng Máy móc (loại đặc biệt)

 Kết cấu Đầu Sợi quang

Như đã đề cập ở đầu phần này, đầu sợi quang là phương tiện để dẫn hướng thêm và đảm bảo đưa sợi quang vào đúng vị trí cảm biến.

Có rất nhiều kiểu dáng, mỗi kiểu được chế tạo để mang lại hiệu suất định vị và hiệu suất quang phù hợp nhất với ứng dụng.

Mỗi kiểu dáng đều có phương thức cảm biến thu phát độc lập, phản xạ khuếch tán hoặc phản xạ gương.

 

Đầu sợi quang PMMA chuẩn có góc chiếu sáng và góc nhận khoảng 60 độ.

Để tăng cường khả năng dò tìm các bộ phận nhỏ hoặc các đặc điểm của vật thể nhỏ, một ống kính phụ trợ được gắn thêm vào đầu sợi quang. Ống kính này sẽ tập trung nguồn sáng và thu hẹp góc nhận để cho phép dò tìm chính xác (xem ảnh ở bên phải).

Các ống kính phụ trợ cũng được dùng để tăng khoảng cách cảm biến tối đa của các sợi quang thu phát độc lập.

Để tăng cường khả năng dò tìm các vật thể ở nhiều vị trí hoặc để phát hiện độ rộng của một vật thể trong vùng lân cận khi vật thể này di chuyển qua cảm biến, một số kết cấu đầu sợi quang tích hợp quang học đặc biệt để trải rộng cả chùm sáng và mẫu dò tìm.

Cảm biến vùng được dùng để tản nguồn sáng ra một vùng dò tìm rộng hơn. Trong một số ứng dụng, khi vị trí chính xác của vật thể thay đổi trong phạm vi này, cảm biến vùng sẽ vẫn có tác dụng.

Ngoài ra, cảm biến vùng có thể phát hiện thay đổi cường độ ánh sáng tới khi vật thể cắt một phần chùm sáng Theo cách này, chúng ta có thể ước tính sơ bộ về kích thước vật thể hoặc hướng của vật thể mà không cần thiết bị đo lường đắt tiền nào.

Sản phẩm Cảm biến Sợi quang của Omron

Giới thiệu

Omron cung cấp cảm biến sợi quang giá cả phải chăng, đáng tin cậy và dễ bảo trì, đáp ứng được các yêu cầu tự động hóa máy móc thách thức nhất.

Sản phẩm đa dạng về chủng loại nhưng theo khối kết cấu. Bạn có thể chọn sợi quang và bộ khuyếch đại thích hợp dựa trên yêu cầu cụ thể.

Trong học phần này, chúng ta sẽ xem xét lựa chọn Bộ khuyếch đại E3X, nhiều loại sợi quang khác nhau, và đưa ra một số hướng dẫn về các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn giữa các sản phẩm.

Các yếu tố Ảnh hưởng

đến Lựa chọn Bộ khuyếch đại

Có nhiều yếu tố cân nhắc áp dụng hướng dẫn lựa chọn bộ khuyếch đại. 
Những yếu tố cân nhắc này bao gồm:

  • Sơ đồ Bố trí Dây
    (Để xác định xem có cần Đầu nối Cáp hoặc Đầu nối Có thể tháo rời hay không)
  • Yêu cầu Tín hiệu Giao diện
    (Để xác định xem có cần Ngõ ra Số, Ngõ ra Tương tự, Ngõ ra Kép, hoặc Ngõ vào Ngoài hay không)
  • Màu Vật thể
    (Để xác định xem có cần loại phân biệt màu hay không) 
  • Môi trường Hoạt động
    (Để xác định xem có cần tính chịu nước hay không)
  • Hạn chế Không gian Lắp ghép hoặc Phối hợp Điểm Dò tìm
    (Để xác định xem có cần Bộ khuyếch đại Kép hay không)
  • Yêu cầu Nối mạng
     (Để xác định xem có cần hỗ trợ RS-422, CompoBus/S hoặc Devicenet hay không)
  • Tốc độ Đường dây và Thời gian Phản hồi
     (Để xác định xem có cần mô hình Tốc độ Cao hay không)

E3X-DA-S

E3X-DA-S là bộ khuyếch đại sợi quang kỹ thuật số tiên tiến. Thiết bị này có thể lập trình được để đáp ứng nhiều ứng dụng dò tìm. Những tính năng mà người dùng có thể lựa chọn bao gồm:

E3X-DA-S có độ ổn định tăng cường bởi Điều khiển Ngưỡng Tự động (ATC) Điều khiển Công suất Tự động (APC). Thiết bị này cũng bao gồm công nghệ LED mới nhất của OMRON GIGA RAY.

Bộ khuyếch đại sợi quang E3X-DA-S có thể đáp ứng phần lớn các ứng dụng cho khách hàng của bạn. 

Omron cung cấp nhiều loại E3X-DA-S có hoạt động hiệu suất cao đáng tin cậy cho những nơi khó ứng dụng.

Nhấp vào từng kiểu E3X bổ sung để tìm hiểu thêm về các tính năng đặc biệt:

E3X-MDA

E3X-DA-F-S

E3X-DA-AN-S

E3X-DAC-S

E3X-SD

Đối với những ứng dụng không yêu cầu chức năng nâng cao của E3X-DA-S, Omron sẽ cung cấp E3X-SD. Điều chỉnh hướng dẫn một nút và điều chỉnh ngưỡng đơn giản bằng các phím LÊN/XUỐNG cho phép sử dụng trực quan và thiết lập nhanh.

E3X-NA

Omron cung cấp dòng sản phẩm E3X-NA, với cách vận hành trực quan và đơn giản:

  • Dễ điều chỉnh thủ công bằng biến trở
  • Màn hình Biểu đồ Thanh Đơn giản
  • Ngăn ngừa nhiễu tương tác theo liên kết quang
  • Có các model Tốc độ Cao (E3X-NA-F)
  • Có các model Chịu Nước (IP66)
  • GIGA-RAYCông nghệ

Cả E3X-SD và E3X-NA đều được xem xét vì giá thấp.

Tổng quan về Đầu Sợi quang Dòng E32

 Các yếu tố Ảnh hưởng đến Lựa chọn Đầu Sợi quang

Có nhiều yếu tố cần cân nhắc áp dụng khi lựa chọn đầu sợi quang. 
Những yếu tố cân nhắc này bao gồm:

  • Loại vật thể và vị trí có thể gắn cảm biến
     (Để xác định phương thức cảm biến thu phát độc lập, phản xạ hoặc Phản xạ gương)
  • Kích thước Vật thể
     (Để xác định xem có cần cảm biến vùng hoặc chùm hẹp không)
  • Không gian Lắp đặt Hiện có
     (Để xác định xem có cần kiểu Mặt trước hoặc Mặt bên, Có ren hoặc Có thể uốn hay không)
  • Độ chính xác của Vùng Dò tìm
    (Để xác định xem có cần kiểu Trục, Đồng trục, Hội tụ hay không)
  • Điểm Dò tìm đến Bộ khuyếch đại- Đường dẫn và Khoảng cách
    (Để xác định Chiều dài Sợi quang và Độ đàn hồi, mềm dẻo)
  • Môi trường Hoạt động
    (Để xác định xem có cần sợi quang Chịu Hóa chất và/hoặc Chịu Nhiệt hay không)

Danh mục Đầu Sợi quang

Omron có Sợi quang và Đầu sợi quang phù hợp với mọi ứng dụng khó nhất và tất cả đều tương thích với Bộ khuyếch đại E3X.

Lựa chọn Sợi quang và Đầu Sợi quang bao gồm:

  • Hình trụ Chuẩn
  • Hình chữ nhật dẹt
  • Loại nhỏ
  • Khoảng cách phát hiện lớn
  • Chịu Hóa chất
  • Chịu Nhiệt
  • Chịu Chân không
  • Ứng dụng cho robot (khả năng uốn rất cao)
  • Dò tìm Chính xác
  • Giám sát Vùng
  • Ứng dụng Đặc biệt  

Nhấp các mục dưới để xem ví dụ về từng thiết kế, mã bộ phận hay gặp và tìm hiểu thêm!

  1. Hình trụ Chuẩn
  2. Hình dạng chữ nhật dẹt
  3. Loại nhỏ
  4. Khoảng cách Dài
  5. Khả năng chịu Hóa chất
  6. Khả năng Chịu nhiệt
  7. Khả năng chịu Chân không
  8. Các ứng dụng cho robot
  9. Dò tìm Chính xác
  10. Giám sát Vùng
  11. Ứng dụng Đặc biệt
Phụ tùng và Tùy chọn Lắp ghép

Có rất nhiều phụ kiện giúp khách hàng dễ dàng đặt đầu cảm biến chính xác ở nơi cần ứng dụng.

Những phụ kiện này bao gồm:

  • Ống kính tiêu cự/ống kính phụ trợ
  • Bộ phận phản chiếu
  • Dụng cụ cắt sợi quang
  • Thiết bị uốn ống bọc ngoài
  • Dụng cụ nối dài sợi, và các phụ kiện khác