Kiến thức cơ bản về bộ đếm

Bộ đếm là thiết bị sử dụng để đếm số lần hoạt động. Nó đếm số lần ON/OFF từ thiết bị đầu vào ví dụ như công tắc hoặc cảm biến.

Trong bài này, chúng ta sẽ học về kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn và sử dụng bộ đếm.

Ví dụ về các ứng dụng bộ đếm

Chúng ta sẽ tìm hiểu về việc ứng dụng bộ đếm trong tự động hóa sản xuất.

Trong ví dụ này, bộ đếm sẽ đếm số chai do băng chuyền chuyển đến và sẽ gom 3 chai vào mỗi hộp đựng.

Bộ đếm làm việc theo cách thức như sau:

  1. Trước tiên cài đặt giá trị đặt bộ đếm là 3
  2. Bộ đếm sau đó sẽ đếm số tín hiệu nhận được từ cảm biến quang điện.
  3. Bộ đếm gửi tín hiệu đến cánh tay robot mỗi khi giá trị đếm đạt số 3
  4. Cánh tay robot nhận tín hiệu từ bộ đếm và thực hiện gom 3 chai vào 1 hộp.

Bộ đếm có giá trị đặt trước (Preset) và bộbo dem đếm tổng (Totalizer)

Bộ đếm Preset nhận giá trị đặt hoặc giá trị mục tiêu trước khi bắt đầu hoạt động. Bộ đếm gửi tín hiệu đầu ra khi giá trị đếm đạt tới giá trị đặt. Bộ đếm và các ứng dụng của nó được mô tả trong trang trước của bài học.

Một dạng khác của bộ đếm được gọi là bộ đếm tổng (Totalizer), chỉ hiển thị giá trị đếm mà không gửi đi tín hiệu đầu ra. Bộ đếm tổng được sử dụng khi ứng dụng chỉ yêu cầu hiển thị tổng số sản phẩm được đếm trong 1 khoảng thời gian do người vận hành đặt trước.

Các bạn có thể thấy, bộ đếm OMRON có 2 loại: 1 loại có thể xuất tín hiệu đầu ra, 1 loại không xuất tín hiệu đầu ra.

Bộ đếm H7EC-N Bộ đếm giá rẻ H7CZ

Tín hiệu đầu vào 

Bộ đếm đếm số lần thiết bị đầu vào chuyển trạng thái ON và OFF. Tín hiệu ON/OFF này được gọi là một xung.xung bo dem

Giá trị đếm hiện tại thay đổi theo sườn lên của tín hiệu đầu vào (được chỉ ra trong bảng biến thiên thời gian).

Khi giá trị đặt của bộ đếm là 3, bộ đếm sẽ gửi tín hiệu đầu ra tại thời điểm sườn lên thứ 3 của tín hiệu đầu vào.

Thế nào được gọi là một xung?

Một xung là một tín hiệu trong khoảng thời gian ngắn. Xung được gọi là xung tuần hoàn khi trạng thái ON/OFF được lặp lại tuần tự.

xung

Các dạng đầu vào (Đầu vào dạng NPN và PNP)

Bộ đếm nhận tín hiệu từ thiết bị đầu vào theo hai dạng: NPN (đầu vào không điện áp) và PNP (Đầu vào có điện áp).
Cả hai dạng đầu vào PNP và NPN được sử dụng dựa theo tiêu chuẩn an toàn và tiêu chuẩn điện của từng vùng. Một vài vùng sử dụng cả 2 dạng đầu vào, một số vùng dùng dạng NPN cho tiếp điểm cơ khí và có vùng lại lựa chọn PNP cho đầu vào cảm biến. Bạn hãy kiểm tra các tiêu chuẩn để biết được vùng bạn đang sinh sống chủ yếu sử dụng dạng đầu vào nào.

Bộ đếm H7CX của OMRON có thể thay đổi dạng đầu vào bằng Công tắc theo chuẩn DIP. 

Đầu vào NPN (Đầu vào không điện áp) Đầu vào PNP (Đầu vào điện áp)
dau vao npn dau vao pnp
Không cần kết nối bộ nguồn ngoài Cần kết nối với bộ nguồn ngoài để cấp nguồn cho mạch đầu vào

Đầu ra điều khiển 

Đầu ra điều khiển là các tín hiệu bộ đếm gửi đi khi giá trị đếm hiện tại bằng giá trị đặt.
Bộ đếm có hai dạng đầu ra: dạng tiếp điểm hoặc dạng transistor.
Việc lựa chọn bộ đếm theo dạng đầu ra nào phụ thuộc vào dạng thiết bị đầu ra và tần số đóng mở.

Dạng đầu ra tiếp điểm Dạng đầu ra transistor
 dau ra transistor dau ra tiep diem
H7CX-A-N H7CX-AS-N

Phương pháp reset 

Reset là thuật ngữ mô tả việc làm cho “giá trị đếm hiện tại” và “đầu ra” của bộ đếm quay trở về giá trị ban đầu trước khi bộ đếm hoạt động. Có 4 phương pháp reset:

  1. Reset bằng tay
    Reset bộ đếm bằng cách ấn  nút reset ở mặt trước bộ đếm.reset
  2. Reset ngoài
    Reset bộ đếm bằng cách: từ một thiết bị đầu vào bên ngoài gửi đi một tín hiệu (tín hiệu tức thời hoặc duy trì) tới chân reset của bộ đếm.
  3. Tự động reset
    Bộ đếm sẽ tự động reset khi đạt tới giá trị đặt. (Chúng ta sẽ đi vào chi tiết trong các phần sau của bài học).
  4. Reset bằng cách bật nguồn (tùy loại Model)
    Reset bộ đếm bằng cách lần lượt tắt nguồn rồi lại bật nguồn bộ đếm. Mặc dù vậy, cách reset này chỉ có cho một số loại bộ đếm (model H7AN và model H7CN).
    Kiểu reset này không có ở các bộ đếm có chức năng sao lưu bộ nhớ, ví dụ như model H7CX.

Chức năng sao lưu bộ nhớ: Chức năng này giúp bộ đếm lưu lại giá trị đếm ngay cả khi nguồn đã tắt. Khi cấp lại nguồn, bộ đếm sẽ hiển thị giá trị đếm tại thời điểm tắt nguồn.

Tốc độ đếm của bộ đếm

1. Tốc độ đếm là giá trị lớn nhất số các tín hiệu đầu vào mà bộ đếm
có thể đếm được trong khoảng thời gian 1 giây
. Đơn vị của tốc độ đếm là Hz (Hertz).
Trong tài liệu kỹ thuật, tốc độ đếm được hiểu là tốc độ đếm lớn nhất.
Ví dụ: “Tốc độ đếm lớn nhất là 10 Hz” tức là một bộ đếm có thể đếm được
tối đa 10 xung trong khoảng thời gian 1 giây. Nói cách khác, một bộ đếm 10Hz
có khả năng đếm được các xung từ 0.1 (1/10) giây hoặc lâu hơn.

toc do dem

2. Giá trị của tốc độ đếm
Thông thường, bất kỳ bộ đếm nào đều có 2 tốc độ đếm: chậm và nhanh.
Bạn có thể chọn tốc độ đếm bằng cách sử dụng công tắc chuẩn DIP hoặc công tắc chọn.
Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem cách sử dụng công tắc DIP cho model H7CX.

Tốc độ đếm nhanh: 1kHz 3kHz 5kHz 10kHz
Tốc độ đếm chậm: 10Hz 15Hz 20Hz 30Hz

               Ghi chú:  1kHz = 1000 Hz

Chọn tốc độ đếm  

Chúng ta chọn tốc độ đếm dựa vào loại thiết bị đầu vào và tần số của tín hiệu đầu vào.

  • Trường hợp sử dụng thiết bị đầu vào tiếp điểm
    Tốt nhất nên chọn tốc độ đếm chậm Khi sử dụng 1 thiết bị đầu vào. Nếu chọn tốc độ đếm nhanh trong trường hợp này, khi các tiếp điểm nẩy lên do đàn hồi, bộ đếm sẽ đếm và tính thêm nhiều xung. Điều này dẫn đến việc bộ đếm sẽ cho kết quả sai.
  • Trường hợp sử dụng thiết bị đầu vào không tiếp điểm
    Đối với trường hợp này, chúng ta lựa chọn tốc độ đếm dựa vào số tín hiệu đưa vào. Các thiết bị đầu vào không tiếp điểm bao gồm cảm biến quang điện, cảm biến tiệm cận và các Bộ mã hóa vòng quay Encoder

  • .Chúng ta lựa chọn tốc độ đếm nhanh khi bộ đếm nhận và đếm tín hiệu tần số cao gửi từ một cảm biến hoặc một bộ mã hóa xung vòng quay.  Mặc dù vậy, chúng ta nên lựa chọn tốc độ đếm thấp (nhằm giảm bớt nhiễu) khi tần số tín hiệu đầu vào là tương đối nhỏ.Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem mô tả chi tiết.

dau vao khong tiep diem dau vao tiep diem

Đầu vào không tiếp điểm                                                    Đầu vào tiếp điểm

Chế độ đầu vào (tăng, giảm, tăng/giảm) 

Bộ đếm có 3 chế độ đầu vào:
Hãy kích chuột vào biểu đồ hoạt động để xem ví dụ về các ứng dụng cho mỗi chế độ.
Chúng ta có thể thay đổi chế độ đầu vào của H7CX bằng cách sử dụng công tắc chuẩn DIP.  Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem mô tả chi tiết.

Tăng Giảm Tăng/Giảm
Giá trị đếm tăng dần với mỗi lần đếm. Bộ đếm bắt đầu từ 0.3D35C957-BA2B-4829-A1E9-481F5A95FF72 Giá trị đếm giảm dần với mỗi lần đếm. Bộ đếm bắt đầu từ giá trị đặt.430D3AFB-5D58-4EFE-9339-EE1C5D101177 Giá trị đếm tăng dần với một đầu vào và giảm dần với một đầu vào khác.5BD5B340-AD5B-4887-9126-D93C76EB65BA

FEA159FE-3638-4BEF-88EC-6E6D2328B9EF

Chế độ đếm tăng (Up Mode)

Chế độ này cho phép người vận hành có thể kiểm soát được sản lượng đã được sản xuất.

Sản lượng hiện tại

1400

Sản lượng mục tiêu

2000

Chế độ đếm giảm (Down Mode)

Sản lượng cần hoàn thành

600

Sản lượng mục tiêu

2000

Chế độ này giúp người vận hành theo dõi được sản lượng cần hoàn thành nốt để đạt tới sản lượng mục tiêu.

Chế độ đếm tăng/giảm (Up/Down)

Ví dụ như, người vận hành có thể kiểm soát được số hàng hiện có trong kho.

A5E2B431-B26B-444A-932E-3BD1EAACC09A

Tìm hiểu Bộ đếm H7CX

Bộ phận hiển thị và cài đặt thông số của Bộ đếm H7CXmat truoc h7cx-a-n

Bảng mặt trước của bộ đếm H7CX có các tính năng sau:

  • Hiển thị kích thước lớn và dễ quan sát
  • Chức năng thay đổi màu sắc bảng hiển thị giúp xác định được tình trạng đầu ra từ khoảng cách xa.
  • Sử dụng phím lên/xuống để vận hành dễ dàng (loại bộ đếm hiển thị 4 k‎ý tự)
  • Tiêu chuẩn chống thấm nước và chống bụi (UL508 Type4X/IP66 với vỏ chống thấm nước)
  • Chức năng bảo vệ phím bấm

Chức năng chuyển đổi màu hiển thị:

Với chức năng này, bộ đếm có khả năng chuyển đổi màu sắc hiển thị giá trị đếm hiện tại giữa 3 màu đỏ/xanh/cam)theo trạng thái của đầu ra. Chức năng thay đổi màu sắc hiển thị này rất tiện lợi vì cho phép người vân hành có thể theo dõi được trạng thái làm việc của đầu ra từ khoảng cách xa. Chức năng này hiện có trên loại bộ đếm có đầu nối dây của model H7CX.

Chức năng bảo vệ phím bấm:

Chức năng này giúp ngăn chặn lỗi cài đặt bằng cách ngăn cấm việc sử dụng các phím chức năng cụ thể. Khi công tắc bảo vệ phím được bật lên ON, các phím chức năng sẽ được bảo vệ theo cấp độ (từ KP-1 đến KP-7).

Ở chế độ cài đặt chức năng, chúng ta sử dụng các phím ở mặt trước để cài đặt cấp độ bảo vệ cho phím. Đèn báo bảo vệ phím sẽ bật sáng khi công tắc bảo vệ phím bật lên ON

bao ve phim bam

Cấu hình model của bộ đếm H7CX (Preset counter)

H7CX bao gồm dòng H7CX-A-N (đủ tất cả các chức năng) và dòng H7CX-R (chỉ có chức năng tốc kế trong số tất cả các chức năng của dòng H7CX-A).
H7CX-A là bộ đếm tiêu biểu của Omron.

Do model này có nhiều dạng chân đấu dây, số k‎ý tự hiển thị, kiểu đầu ra và dạng điện áp sử dụng, chúng ta cần dựa vào các ứng dụng cụ thể để lựa chọn model bộ đếm cho phù hợp.

Ví dụ như, chúng ta lựa chọn model “H7CX-A11S-N” cho các điều kiện sau:

  • Bộ đếm 1 trạng thái
  • Giá trị đặt lên tới 50.000 (Do đó cần sử dụng hiển thị 6 k‎ý tự)
  • Dùng đế cắm dạng 11 chân
  • Đầu ra dạng transitor

Tài liệu tiếng việt h7cx

lua chon bo dem

Đấu nối thiết bị vào/ra cho bộ đếm H7CX

Chúng ta hãy xem xét trường hợp nối nút bấm với đầu vào và bóng đèn với đầu ra bộ đếm H7CX-AD-N.

Trước tiên, hãy nhìn vào bảng sắp xếp chân nối.
Chân 6 đến chân 10 là các cổng đầu vào. xem thêm các chức năng đầu vào >>

Nối một công tắc dạng nút bấm vào chân 6 và chân 9, khi bấm nút bấm sẽ làm tăng giá trị hiện tại lên 1 đơn vị (trường hợp chế độ tăng).

Chân 3 đến chân 5 là các cổng đầu ra và là đầu ra rơ le tiếp điểm. Khi nối dây, chúng ta sử dụng chân 3 và chân 4 để kích hoạt tiếp điểm thường mở (NO).
Khi nối 1 bóng đèn vào các chân đó, ngay sau khi bộ đếm đạt tới giá trị đặt, đèn sẽ bật sáng.

Chân 1 và chân 2 là các chân nguồn, các chân này sẽ được nối với nguồn điện.

(Click vào các tab và ấn nút để xem bộ đếm – đây là file Flash nên không có chữ mô tả, 2 Hình mô tả ở dưới)

dau vaovdiu

Chế độ đầu ra – Chế độ N của bộ đếm H7CX 

 

Chế độ đầu ra được hiểu là cách thức đầu ra của bộ đếm chuyển trạng thái ON và OFF, khi giá trị đếm đạt tới giá trị đặt. Có 3 phương thức đầu ra cơ bản thường được sử dụng.  Đối với model H7CX, để chọn phương thức đầu ra được sử dụng thường xuyên, chúng ta sử dụng công tắc chuẩn DIP. Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh bên dưới để xem các cách cài đặt.

Chế độ N: Dừng đếm và giữ đầu ra 

 

Biểu đồ thời gian (Chế độ đếm tăng) Ví dụ về các ứng dụng
che do dem tang ung dung bo dem
Khi bộ đếm đếm đến giá trị đặt, nó sẽ gửi đi một tín hiệu đầu ra và dừng bảng hiển thị.Bộ đếm không thể đếm tín hiệu đầu vào trong khi đang gửi đi tín hiệu đầu ra.  Khi bộ đếm được reset, bảng hiển thị và giá trị đầu ra sẽ quay trở về trạng thái ban đầu rồi sau đó thực hiện tiếp chu trình đếm tiếp theo. Chế độ này thường được sử dụng. Ví dụ này đếm số lượng bánh ngọt, bộ đếm có nhiệm vụ bật đèn và dừng băng tải khi giá trị đếm được đạt tới sản lượng chỉ tiêu.

Chế độ đầu ra – Chế độ F của bộ đếm H7CX

Chế độ F: Đếm tràn và giữ đầu ra

che dem dem F
Bộ đếm trong chế độ F tiếp tục đếm tín hiệu đầu vào và hiển thị giá trị đếm hiện tại ngay cả khi giá trị đếm đã đạt đến giá trị đặt.Bộ đếm có thể đếm tín hiệu đầu vào ngay cả khi đang gửi tín hiệu đầu ra.
Khi reset bộ đếm, màn hình hiển thị và đầu ra trở về trạng thái ban đầu và chu trình đếm lại tiếp tục.
Lưỡi dao cắt dùng trong việc cắt niêm phong bị mất dần độ sắc sau mỗi lần thao tác. Sau khoảng 10000 lần cắt, người vận hành cần tiến hành thay thế lưỡi dao. Bộ đếm có chức năng bật sáng đèn khi lưỡi dao đã thực hiện 9000 lần cắt để cảnh báo cho người vận hành về thời điểm thay dao.