Chức năng đầu vào

Các chức năng khi sử dụng bộ đếm 1 trạng thái (1-stage):

Đầu vào CP1 , đầu vào CP2:
Đầu vào này đọc các tín hiệu được đếm. Khi CP1 là đầu vào đếm, CP2 sẽ là đầu vào cấm (prohibit). Có nghĩa là, khi CP2 đang nhận tín hiệu (đang ON), CP1 không thể nhận và đếm tín hiệu.

Đầu vào reset:
Phím này được sử dụng để reset giá trị đếm và đầu ra.

Đầu vào reset tổng:
Không sử dụng đầu vào reset này. Đầu vào này có tác dụng reset toàn bộ các giá trị đếm đối với bộ đếm tổng và bộ đếm giá trị đặt.

Mức bảo vệ phím

Mức bảo vệ phím

Chi tiết    

Mức

Mô tả

Thay đổi chế độ làm việc*

Thay đổi hiển thị trong quá trình hoạt động

Phím Reset

Phím Tăng/Giảm

KP-1
(cài đặt mặc định)

0AF68950-EBAA-46F2-83CF-77A9CB334DF9       

Không có

KP-2

85AF3431-A4BB-4E66-A04C-F3F5FAE21BC9

Không có

Không có

KP-3

684D1D55-47C7-40B6-BC14-1E23EB4C5C51

Không có

Không có

KP-4

F93CB4D2-8CAE-4E6A-B602-A9738E5D0245

Không có

Không có

Không có

KP-5

2D931A74-5351-49B1-AA5A-AA942A3AC90D

Không có

Không có

Không có

Không có

KP-6

95CC3AAE-D66D-4BDB-8678-F74F8E8B36EB

Không có

Không có

KP-7

E97403D7-9753-46E9-8F6A-D7C663EEF540

Không có

Không có

Không có

*Thay đổi chế độ làm việc sang chế độ chọn cấu hình hoặc chế độ chức năng.

Hiện tượng nẩy tiếp điểm

Hiện tượng nẩy tiếp điểm là hiện tượng tiếp điểm điện liên tục đóng và mở với tốc độ nhanh và lặp lại gây nên bởi cả tác động cơ học và hồ quang điện. 

Ví dụ, khi chúng ta thả một quả bóng từ một vị trí cao hơn mặt đất, quả bóng sẽ nẩy lên trước khi dừng hẳn. Điều này cũng tương tự đối với hiện tượng nẩy tiếp điểm do nguyên nhân cơ học. Khi các tiếp điểm thay đổi trạng thái, tiếp điểm sẽ nẩy lên và đóng mở rất nhanh khoảng 3 đến 4 lần trước khi hoàn toàn dừng lại.

Nếu bạn lựa chọn tốc độ đếm nhanh cho bộ đếm có đầu vào dạng tiếp điểm, bộ đếm sẽ đếm cả các lần tiếp điểm đóng mở do nẩy lên. Do đó, mặc dù công tắc chỉ đóng/mở 1 lần, giá trị đếm hiện tại của bộ đếm có thể là 3 hoặc 4. Như vậy,khi đầu vào bộ đếm có dạng tiếp điểm, chúng ta luôn luôn lựa chọn tốc độ đếm chậm.

 

Cài đặt chế độ đầu vào cho bộ đếm H7CX

Công tắc chuẩn DIP số 8 dùng để cài đặt chế độ đầu vào  Bộ đếm H7CX 

Mục

OFF

ON

1

Cài đặt sử dụng công tắc chuẩn DIP

Tắt

Bật

2

Tốc độ đếm

30 Hz

5 kHz

3

Chế độ đầu vào

Đếm tăng

Đếm giảm

4
5

Chế độ đầu ra

Xem tài liệu kỹ thuật

6

Thời gian đầu ra

0.5 s

0.05 s

7

Tín hiệu reset tối thiểu

20 ms

1 ms

8

Phương pháp đầu vào

Đầu vào dạng NPN

Đầu vào dạng PNP

h7cx

Chú ý:

  1. Luôn bật công tắc chuẩn DIP số 1 lên ON. Khi công tắc OFF, cài đặt sử dụng công tắc chuẩn không có tác dụng.
  2. Các cài đặt sử dụng công tắc chuẩn DIP sẽ có hiệu lực khi nguồn được bật lại. (Thực hiện cài đặt sử dụng công tắc chuẩn DIP khi nguồn đang tắt)
  3. Khi chế độ đầu vào, chế độ đầu ra hoặc thời gian đầu ra không thể cài đặt được bằng công tắc chuẩn DIP, tất cả các cài đặt đó phải thực hiện thông qua các phím. Chi tiết về phương pháp cài đặt, hãy xem trong tài liệu kỹ thuật.

Kiến thức cơ bản về bộ đếm

Bộ đếm là thiết bị sử dụng để đếm số lần hoạt động. Nó đếm số lần ON/OFF từ thiết bị đầu vào ví dụ như công tắc hoặc cảm biến.

Trong bài này, chúng ta sẽ học về kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn và sử dụng bộ đếm.

Ví dụ về các ứng dụng bộ đếm

Chúng ta sẽ tìm hiểu về việc ứng dụng bộ đếm trong tự động hóa sản xuất.

Trong ví dụ này, bộ đếm sẽ đếm số chai do băng chuyền chuyển đến và sẽ gom 3 chai vào mỗi hộp đựng.

Bộ đếm làm việc theo cách thức như sau:

  1. Trước tiên cài đặt giá trị đặt bộ đếm là 3
  2. Bộ đếm sau đó sẽ đếm số tín hiệu nhận được từ cảm biến quang điện.
  3. Bộ đếm gửi tín hiệu đến cánh tay robot mỗi khi giá trị đếm đạt số 3
  4. Cánh tay robot nhận tín hiệu từ bộ đếm và thực hiện gom 3 chai vào 1 hộp.

Bộ đếm có giá trị đặt trước (Preset) và bộbo dem đếm tổng (Totalizer)

Bộ đếm Preset nhận giá trị đặt hoặc giá trị mục tiêu trước khi bắt đầu hoạt động. Bộ đếm gửi tín hiệu đầu ra khi giá trị đếm đạt tới giá trị đặt. Bộ đếm và các ứng dụng của nó được mô tả trong trang trước của bài học.

Một dạng khác của bộ đếm được gọi là bộ đếm tổng (Totalizer), chỉ hiển thị giá trị đếm mà không gửi đi tín hiệu đầu ra. Bộ đếm tổng được sử dụng khi ứng dụng chỉ yêu cầu hiển thị tổng số sản phẩm được đếm trong 1 khoảng thời gian do người vận hành đặt trước.

Các bạn có thể thấy, bộ đếm OMRON có 2 loại: 1 loại có thể xuất tín hiệu đầu ra, 1 loại không xuất tín hiệu đầu ra.

Bộ đếm H7EC-N Bộ đếm giá rẻ H7CZ

Tín hiệu đầu vào 

Bộ đếm đếm số lần thiết bị đầu vào chuyển trạng thái ON và OFF. Tín hiệu ON/OFF này được gọi là một xung.xung bo dem

Giá trị đếm hiện tại thay đổi theo sườn lên của tín hiệu đầu vào (được chỉ ra trong bảng biến thiên thời gian).

Khi giá trị đặt của bộ đếm là 3, bộ đếm sẽ gửi tín hiệu đầu ra tại thời điểm sườn lên thứ 3 của tín hiệu đầu vào.

Thế nào được gọi là một xung?

Một xung là một tín hiệu trong khoảng thời gian ngắn. Xung được gọi là xung tuần hoàn khi trạng thái ON/OFF được lặp lại tuần tự.

xung

Các dạng đầu vào (Đầu vào dạng NPN và PNP)

Bộ đếm nhận tín hiệu từ thiết bị đầu vào theo hai dạng: NPN (đầu vào không điện áp) và PNP (Đầu vào có điện áp).
Cả hai dạng đầu vào PNP và NPN được sử dụng dựa theo tiêu chuẩn an toàn và tiêu chuẩn điện của từng vùng. Một vài vùng sử dụng cả 2 dạng đầu vào, một số vùng dùng dạng NPN cho tiếp điểm cơ khí và có vùng lại lựa chọn PNP cho đầu vào cảm biến. Bạn hãy kiểm tra các tiêu chuẩn để biết được vùng bạn đang sinh sống chủ yếu sử dụng dạng đầu vào nào.

Bộ đếm H7CX của OMRON có thể thay đổi dạng đầu vào bằng Công tắc theo chuẩn DIP. 

Đầu vào NPN (Đầu vào không điện áp) Đầu vào PNP (Đầu vào điện áp)
dau vao npn dau vao pnp
Không cần kết nối bộ nguồn ngoài Cần kết nối với bộ nguồn ngoài để cấp nguồn cho mạch đầu vào

Đầu ra điều khiển 

Đầu ra điều khiển là các tín hiệu bộ đếm gửi đi khi giá trị đếm hiện tại bằng giá trị đặt.
Bộ đếm có hai dạng đầu ra: dạng tiếp điểm hoặc dạng transistor.
Việc lựa chọn bộ đếm theo dạng đầu ra nào phụ thuộc vào dạng thiết bị đầu ra và tần số đóng mở.

Dạng đầu ra tiếp điểm Dạng đầu ra transistor
 dau ra transistor dau ra tiep diem
H7CX-A-N H7CX-AS-N

Phương pháp reset 

Reset là thuật ngữ mô tả việc làm cho “giá trị đếm hiện tại” và “đầu ra” của bộ đếm quay trở về giá trị ban đầu trước khi bộ đếm hoạt động. Có 4 phương pháp reset:

  1. Reset bằng tay
    Reset bộ đếm bằng cách ấn  nút reset ở mặt trước bộ đếm.reset
  2. Reset ngoài
    Reset bộ đếm bằng cách: từ một thiết bị đầu vào bên ngoài gửi đi một tín hiệu (tín hiệu tức thời hoặc duy trì) tới chân reset của bộ đếm.
  3. Tự động reset
    Bộ đếm sẽ tự động reset khi đạt tới giá trị đặt. (Chúng ta sẽ đi vào chi tiết trong các phần sau của bài học).
  4. Reset bằng cách bật nguồn (tùy loại Model)
    Reset bộ đếm bằng cách lần lượt tắt nguồn rồi lại bật nguồn bộ đếm. Mặc dù vậy, cách reset này chỉ có cho một số loại bộ đếm (model H7AN và model H7CN).
    Kiểu reset này không có ở các bộ đếm có chức năng sao lưu bộ nhớ, ví dụ như model H7CX.

Chức năng sao lưu bộ nhớ: Chức năng này giúp bộ đếm lưu lại giá trị đếm ngay cả khi nguồn đã tắt. Khi cấp lại nguồn, bộ đếm sẽ hiển thị giá trị đếm tại thời điểm tắt nguồn.

Tốc độ đếm của bộ đếm

1. Tốc độ đếm là giá trị lớn nhất số các tín hiệu đầu vào mà bộ đếm
có thể đếm được trong khoảng thời gian 1 giây
. Đơn vị của tốc độ đếm là Hz (Hertz).
Trong tài liệu kỹ thuật, tốc độ đếm được hiểu là tốc độ đếm lớn nhất.
Ví dụ: “Tốc độ đếm lớn nhất là 10 Hz” tức là một bộ đếm có thể đếm được
tối đa 10 xung trong khoảng thời gian 1 giây. Nói cách khác, một bộ đếm 10Hz
có khả năng đếm được các xung từ 0.1 (1/10) giây hoặc lâu hơn.

toc do dem

2. Giá trị của tốc độ đếm
Thông thường, bất kỳ bộ đếm nào đều có 2 tốc độ đếm: chậm và nhanh.
Bạn có thể chọn tốc độ đếm bằng cách sử dụng công tắc chuẩn DIP hoặc công tắc chọn.
Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem cách sử dụng công tắc DIP cho model H7CX.

Tốc độ đếm nhanh: 1kHz 3kHz 5kHz 10kHz
Tốc độ đếm chậm: 10Hz 15Hz 20Hz 30Hz

               Ghi chú:  1kHz = 1000 Hz

Chọn tốc độ đếm  

Chúng ta chọn tốc độ đếm dựa vào loại thiết bị đầu vào và tần số của tín hiệu đầu vào.

  • Trường hợp sử dụng thiết bị đầu vào tiếp điểm
    Tốt nhất nên chọn tốc độ đếm chậm Khi sử dụng 1 thiết bị đầu vào. Nếu chọn tốc độ đếm nhanh trong trường hợp này, khi các tiếp điểm nẩy lên do đàn hồi, bộ đếm sẽ đếm và tính thêm nhiều xung. Điều này dẫn đến việc bộ đếm sẽ cho kết quả sai.
  • Trường hợp sử dụng thiết bị đầu vào không tiếp điểm
    Đối với trường hợp này, chúng ta lựa chọn tốc độ đếm dựa vào số tín hiệu đưa vào. Các thiết bị đầu vào không tiếp điểm bao gồm cảm biến quang điện, cảm biến tiệm cận và các Bộ mã hóa vòng quay Encoder

  • .Chúng ta lựa chọn tốc độ đếm nhanh khi bộ đếm nhận và đếm tín hiệu tần số cao gửi từ một cảm biến hoặc một bộ mã hóa xung vòng quay.  Mặc dù vậy, chúng ta nên lựa chọn tốc độ đếm thấp (nhằm giảm bớt nhiễu) khi tần số tín hiệu đầu vào là tương đối nhỏ.Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem mô tả chi tiết.

dau vao khong tiep diem dau vao tiep diem

Đầu vào không tiếp điểm                                                    Đầu vào tiếp điểm

Chế độ đầu vào (tăng, giảm, tăng/giảm) 

Bộ đếm có 3 chế độ đầu vào:
Hãy kích chuột vào biểu đồ hoạt động để xem ví dụ về các ứng dụng cho mỗi chế độ.
Chúng ta có thể thay đổi chế độ đầu vào của H7CX bằng cách sử dụng công tắc chuẩn DIP.  Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh để xem mô tả chi tiết.

Tăng Giảm Tăng/Giảm
Giá trị đếm tăng dần với mỗi lần đếm. Bộ đếm bắt đầu từ 0.3D35C957-BA2B-4829-A1E9-481F5A95FF72 Giá trị đếm giảm dần với mỗi lần đếm. Bộ đếm bắt đầu từ giá trị đặt.430D3AFB-5D58-4EFE-9339-EE1C5D101177 Giá trị đếm tăng dần với một đầu vào và giảm dần với một đầu vào khác.5BD5B340-AD5B-4887-9126-D93C76EB65BA

FEA159FE-3638-4BEF-88EC-6E6D2328B9EF

Chế độ đếm tăng (Up Mode)

Chế độ này cho phép người vận hành có thể kiểm soát được sản lượng đã được sản xuất.

Sản lượng hiện tại

1400

Sản lượng mục tiêu

2000

Chế độ đếm giảm (Down Mode)

Sản lượng cần hoàn thành

600

Sản lượng mục tiêu

2000

Chế độ này giúp người vận hành theo dõi được sản lượng cần hoàn thành nốt để đạt tới sản lượng mục tiêu.

Chế độ đếm tăng/giảm (Up/Down)

Ví dụ như, người vận hành có thể kiểm soát được số hàng hiện có trong kho.

A5E2B431-B26B-444A-932E-3BD1EAACC09A

Tìm hiểu Bộ đếm H7CX

Bộ phận hiển thị và cài đặt thông số của Bộ đếm H7CXmat truoc h7cx-a-n

Bảng mặt trước của bộ đếm H7CX có các tính năng sau:

  • Hiển thị kích thước lớn và dễ quan sát
  • Chức năng thay đổi màu sắc bảng hiển thị giúp xác định được tình trạng đầu ra từ khoảng cách xa.
  • Sử dụng phím lên/xuống để vận hành dễ dàng (loại bộ đếm hiển thị 4 k‎ý tự)
  • Tiêu chuẩn chống thấm nước và chống bụi (UL508 Type4X/IP66 với vỏ chống thấm nước)
  • Chức năng bảo vệ phím bấm

Chức năng chuyển đổi màu hiển thị:

Với chức năng này, bộ đếm có khả năng chuyển đổi màu sắc hiển thị giá trị đếm hiện tại giữa 3 màu đỏ/xanh/cam)theo trạng thái của đầu ra. Chức năng thay đổi màu sắc hiển thị này rất tiện lợi vì cho phép người vân hành có thể theo dõi được trạng thái làm việc của đầu ra từ khoảng cách xa. Chức năng này hiện có trên loại bộ đếm có đầu nối dây của model H7CX.

Chức năng bảo vệ phím bấm:

Chức năng này giúp ngăn chặn lỗi cài đặt bằng cách ngăn cấm việc sử dụng các phím chức năng cụ thể. Khi công tắc bảo vệ phím được bật lên ON, các phím chức năng sẽ được bảo vệ theo cấp độ (từ KP-1 đến KP-7).

Ở chế độ cài đặt chức năng, chúng ta sử dụng các phím ở mặt trước để cài đặt cấp độ bảo vệ cho phím. Đèn báo bảo vệ phím sẽ bật sáng khi công tắc bảo vệ phím bật lên ON

bao ve phim bam

Cấu hình model của bộ đếm H7CX (Preset counter)

H7CX bao gồm dòng H7CX-A-N (đủ tất cả các chức năng) và dòng H7CX-R (chỉ có chức năng tốc kế trong số tất cả các chức năng của dòng H7CX-A).
H7CX-A là bộ đếm tiêu biểu của Omron.

Do model này có nhiều dạng chân đấu dây, số k‎ý tự hiển thị, kiểu đầu ra và dạng điện áp sử dụng, chúng ta cần dựa vào các ứng dụng cụ thể để lựa chọn model bộ đếm cho phù hợp.

Ví dụ như, chúng ta lựa chọn model “H7CX-A11S-N” cho các điều kiện sau:

  • Bộ đếm 1 trạng thái
  • Giá trị đặt lên tới 50.000 (Do đó cần sử dụng hiển thị 6 k‎ý tự)
  • Dùng đế cắm dạng 11 chân
  • Đầu ra dạng transitor

Tài liệu tiếng việt h7cx

lua chon bo dem

Đấu nối thiết bị vào/ra cho bộ đếm H7CX

Chúng ta hãy xem xét trường hợp nối nút bấm với đầu vào và bóng đèn với đầu ra bộ đếm H7CX-AD-N.

Trước tiên, hãy nhìn vào bảng sắp xếp chân nối.
Chân 6 đến chân 10 là các cổng đầu vào. xem thêm các chức năng đầu vào >>

Nối một công tắc dạng nút bấm vào chân 6 và chân 9, khi bấm nút bấm sẽ làm tăng giá trị hiện tại lên 1 đơn vị (trường hợp chế độ tăng).

Chân 3 đến chân 5 là các cổng đầu ra và là đầu ra rơ le tiếp điểm. Khi nối dây, chúng ta sử dụng chân 3 và chân 4 để kích hoạt tiếp điểm thường mở (NO).
Khi nối 1 bóng đèn vào các chân đó, ngay sau khi bộ đếm đạt tới giá trị đặt, đèn sẽ bật sáng.

Chân 1 và chân 2 là các chân nguồn, các chân này sẽ được nối với nguồn điện.

(Click vào các tab và ấn nút để xem bộ đếm – đây là file Flash nên không có chữ mô tả, 2 Hình mô tả ở dưới)

dau vaovdiu

Chế độ đầu ra – Chế độ N của bộ đếm H7CX 

 

Chế độ đầu ra được hiểu là cách thức đầu ra của bộ đếm chuyển trạng thái ON và OFF, khi giá trị đếm đạt tới giá trị đặt. Có 3 phương thức đầu ra cơ bản thường được sử dụng.  Đối với model H7CX, để chọn phương thức đầu ra được sử dụng thường xuyên, chúng ta sử dụng công tắc chuẩn DIP. Hãy kích chuột vào dòng chữ màu xanh bên dưới để xem các cách cài đặt.

Chế độ N: Dừng đếm và giữ đầu ra 

 

Biểu đồ thời gian (Chế độ đếm tăng) Ví dụ về các ứng dụng
che do dem tang ung dung bo dem
Khi bộ đếm đếm đến giá trị đặt, nó sẽ gửi đi một tín hiệu đầu ra và dừng bảng hiển thị.Bộ đếm không thể đếm tín hiệu đầu vào trong khi đang gửi đi tín hiệu đầu ra.  Khi bộ đếm được reset, bảng hiển thị và giá trị đầu ra sẽ quay trở về trạng thái ban đầu rồi sau đó thực hiện tiếp chu trình đếm tiếp theo. Chế độ này thường được sử dụng. Ví dụ này đếm số lượng bánh ngọt, bộ đếm có nhiệm vụ bật đèn và dừng băng tải khi giá trị đếm được đạt tới sản lượng chỉ tiêu.

Chế độ đầu ra – Chế độ F của bộ đếm H7CX

Chế độ F: Đếm tràn và giữ đầu ra

che dem dem F
Bộ đếm trong chế độ F tiếp tục đếm tín hiệu đầu vào và hiển thị giá trị đếm hiện tại ngay cả khi giá trị đếm đã đạt đến giá trị đặt.Bộ đếm có thể đếm tín hiệu đầu vào ngay cả khi đang gửi tín hiệu đầu ra.
Khi reset bộ đếm, màn hình hiển thị và đầu ra trở về trạng thái ban đầu và chu trình đếm lại tiếp tục.
Lưỡi dao cắt dùng trong việc cắt niêm phong bị mất dần độ sắc sau mỗi lần thao tác. Sau khoảng 10000 lần cắt, người vận hành cần tiến hành thay thế lưỡi dao. Bộ đếm có chức năng bật sáng đèn khi lưỡi dao đã thực hiện 9000 lần cắt để cảnh báo cho người vận hành về thời điểm thay dao.

Biến tần CHV190 cho thang hàng, vận thăng trong xây dựng

Biến tần invt  CHV190 – Giải pháp cho thang hàng, vận thăng trong xây dựng

thang hang van thang bien tan

Hệ thống thang nâng trong xây dựng được ứng dụng rộng rãi để  vận chuyển  vật liệu , công nhân lên cao trong các tòa nhà cao tầng, trạng thái hoạt động của nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng .Tuy nhiên hệ thống này có những vấn đề công nghệ mà trong quá trình…

1. Giải pháp hoàn hảo cho thang nâng xây dựng

Hệ thống thang nâng trong xây dựng được ứng dụng rộng rãi để vận chuyển vật liệu, công nhân lên các công trình trên cao, trạng thái hoạt động của hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng. Tuy nhiên hệ thống này có những vấn đề công nghệ mà trong quá trình thiết kế trước đây chưa làm được.

♦ Việc không kiểm soát được tốc độ chạy, chỉ chạy ở một tốc độ cố định và thấp,  thường từ 34 đến 38m/min. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ trong xây dựng và lợi ích của doanh nghiệp. Đối với các tòa nhà cao tầng thì vấn đề này là đặc biệt được quan tâm.
Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc  tăng tốc độ hệ thống, nó sẽ dẫn đến hiện tượng sốc cơ khí, tăng độ mài mòn của hệ thống bánh răng, giá đỡ và các bộ thắng cơ khí, giảm độ tin cậy trong sử dụng và tăng chi phí bảo trì.
♦ Các hệ thống này thường sử dụng phanh cơ khí, gây sốc cao và thường xuyên gây ra hiện tượng giật cục bộ làm cho người vận hành cảm thấy mệt mỏi và thiếu an toàn khi ở trên các độ cao lớn.
♦ Việc khởi động trực tiếp hoặc Y-∆  làm sụt áp, ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị khác .
♦ Thường dừng không chính xác khi tải thay đổi, điều này buộc người vận hành phải có kinh nghiệm.

2. Giới thiệu biến tần CHV190 thiết kế đặc biệt cho cẩu trục, thang nâng

Biến tần CHV190 được thiết kế  đặc biệtáp dụng lý thuyết điều khiển tiên tiến, đảm bảo hiệu suất cao, tạo mô-men xoắn lớn . CHV190 được thiết kế đặc biệt cho ngành công nghiệp cầu trục. Bộ điều khiển thắng tin cậy và an toàn giúp quá trình tăng tốc nhanh, mềm mại , ngăn chặn các sự cố và chế độ bảo vệ ở tốc độ cao…

3. Ứng dụng biến tần invt CHV190 cho thang nâng hàng

Phân tích cấu trúc của hệ thống
Hệ thống thang nâng bao gồm  một lồng đơn, vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng hoặc công nhân lên công trường trên cao. Chiều cao hoạt động đến 200m và giới hạn tốc độ được thiết kế là 40m/min. Toàn bộ hệ thống được gắn trên một  khung thép và di chuyển dọc theo một đường cố định. Các giá đỡ có thể được gắn thêm hoặc loại bỏ để thực hiện việc điều chỉnh tùy ý chiều cao hoạt động của các thang  nâng. Hệ thống điện cung cấp điện đồng thời cho  3 động cơ song song , 3 động cơ có các thông số momen và công suất giống nhau. Bộ điều khiển với PLC và biến tần invt được bảo vệ an toàn trong tủ điện . Khi di chuyển xuống thấp, hệ thống ở trạng thái máy phát điện. Năng lượng tái sinh này được tiêu hao thông qua bộ điện trở xả.

Sơ đồ hệ thống điện như sau:

bien tan van thang

Hệ thống điều khiển chủ yếu bao gồm PLC, biến tần, động cơ, giảm tốc, Bộ hãm thắng, bộ điện trở xả, bộ mã hóa encorder…Thực hiện kiểm soát việc khởi động, dừng, lên /xuống, chạy nhanh chậm, đóng mở phanh, đảm bảo cho cơ chế vận hành thang nâng đạt hiệu quả cao, ổn định, an toàn cho người sử dụng.
Để thực hiện việc điều khiển trong toàn bộ hệ thống thang nâng, thì biến tần là thiết bị điều khiển quan trọng nhất. Chất lượng và hiệu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của các thang nâng. Biến tần CHV190 được thế kế đặc biệt cho cần trục, thang nâng hàng…với chức năng cài đặt đóng mở phanh tự động, và giải thuật điều khiển logic, kiểm soát chuyển mạch ở tốc độ cao, 
điều khiển việc đóng mở song song hai động cơ, điều chỉnh tự động điện áp thắng, và nhiều chức năng thông minh khác đảm bảo cho sự vận hành an toàn và cơ động của hệ thống.

Dưới đây là sơ đồ kết nối các thiết bị ngoại vi của CHV190 .

bien tan van thang 2

Sơ đồ kết nối với các  thiết bị ngoại vi của biến tần

Ưu điểm của hệ thống thang nâng sử dụng biến tần 

Với tần số hoạt động được cài đặt, chế độ hoạt động trơn tru giúp tăng hiệu quả, loại bỏ dòng khởi động và tránh giật cơ khí khi dừng gấp, giảm bảo trì điện, giảm điện năng tiêu thụ, tăng hệ số công suất.

Việc điều chỉnh tốc độ bằng công nghệ biến tần giúp mang lại lợi ích như sau:
♦ Tăng năng suất vận chuyển, tốc độ chạy cao nhất có thể gấp 2 lần hệ thống cũ.
♦ Cài đặt nhiều  cấp tốc độ giúp việc giảm sốc cơ khí cho hệ thống dễ dàng, do đó kéo dài tuổi thọ của bánh răng, giá đỡ, trục lăn và các cấu trúc cơ khí khác.
♦ Chức năng khởi động mềm chống sụt áp của hệ thống điện và không ảnh hưởng đến các thiết bị đang vận hành khác.
♦ Việc  tăng / giảm tốc theo đường cong S giúp giúp thang nâng vận hành êm ái , thoải mái cho người dùng và chánh sốc khi đang mang tải.
♦ Ứng dụng  biến tần CHV190 giúp  giảm chi phí bảo trì thiết bị nâng và mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

4. Kết luận

Với sự phát triển mạnh mẽ thì việc xây dựng các tòa nhà cao tầng ngày càng tăng, yêu cầu đối với hệ thống điều khiển của thang nâng càng ngày càng đòi hỏi phải cao hơn nữa. Việc áp dụng công nghệ điều khiển với biến tần đã khắc phục những thiếu sót của hệ thống thang nâng hàng trước đây.Là nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp biến tần  của Trung Quốc, Shenzhen  INVT Electric Co, Ltd hiện đang sở hữu nhiều công nghệ  biến tần, cùng với  sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp cầu trục, INVT đã tích hợp  tất cả các tính năng vào bien tan invt CHV 190 . Đáp ứng đầy đủ các chức năng và chất lượng của hệ thống và theo yêu cầu người dùng. Việc ứng dụng thành công biến tần CHV190 cho hệ thống thang nâng này đã tạo bước đà mạnh mẽ cho các ứng dụng tiếp theo, cải tiến và hoàn thiện hơn nữa cho các thế hệ sản phẩm của hãng .

Biến tần nâng cao hiệu suất băng tải

Việc sử dụng Biến tần invt CHF100A của hãng invt với chế dộ điều khiển: điều khiển V/F, điều khiển véc tơ không cảm biến tốc độ (Sensorless vector – SVC), điều khiển Torque. Biến tần CHF100A còn đem lại một lợi ích khác đó là cho phép các động cơ chia tải. Các động cơ có thể chia tải sẽ không phải hoạt động với tải nặng nề do vậy động cơ ít bị quá nhiệt, bị hỏng và quá trình tải vật liệu sẽ ít bị gián đoạn hơn.


Sử dụng biến tần trong băng tải đảm bảo vận hành tin cậy, giảm chi phí bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
Như chúng ta đã biết, Băng tải được sử dụng rộng rãi trong nhiều khâu của quá trình khai thác mỏ, thường dùng trong những điều kiện đòi hỏi khắt khe, với các sự cố thường gặp là băng tải có thể bị giãn, bị trượt hoặc bị đứt gãy. Băng tải hoạt động liên tục sẽ bị hao mòn, trở nên kém tin cậy và có thể bị sự cố. Với những ngành công nghiệp yêu cầu cao về sự liên tục trong hoạt động sản xuất thì sự cố trên băng tải sẽ gây thiệt hại không nhỏ.

Biến tần giúp bảo vệ băng tải và thiết bị cơ khí bằng cách kiểm soát chính xác vận tốc và momen động cơ, kéo dài thời gian hoạt động của băng tải và giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng. Đồng thời, nếu một mối nối của băng tải cần sửa chữa, biến tần sẽ điều khiển di chuyển băng tải vào vị trí chính xác để tiện sửa chữa.

bientan ch100a



Điều khiển để hoạt động của băng tải ổn định hơn

Hệ truyền động băng tải có momen khởi động rất lớn. Momen khởi động lớn dẫn đến dễ làm hỏng các thiết bị cơ khí và quá tải nguồn cấp điện. Đặc biệt trên những băng tải dài, tải khởi động lại càng cao bởi có nhiều vật liệu trên băng tải hơn. Khi đó quá trình khởi động đòi hỏi momen khởi động và dòng điện khởi động cao hơn. Bộ khởi động mềm có thể được sử dụng để giảm dòng điện khởi động, nhưng cũng làm giảm momen khởi động. Nếu momen khới động không đủ lớn để thắng quán tính của băng tải thì băng tải sẽ không khởi động được.

Biến tần có thể tạo momen khởi động cao nhưng vẫn đảm bảo dòng điện khởi động trong giới hạn cho phép của lưới, dòng điện khởi động không bị tăng quá cao và điện áp lưới cũng không bị sụt trong quá trình khởi động. Ngoài ra, biến tần invt còn có thể điều chỉnh hệ số công suất luôn ở một giá trị ổn định do đó góp phần giữ ổn định lưới điện. Với lưới điện ổn định hơn, tất cả thiết bị điện trong nhà máy vận hành tin cậy hơn, nâng cao năng suất và giảm hỏng hóc. Băng tải khởi động trơn với momen được điều khiển phù hợp cũng làm giảm bớt sự cố căng và trượt của băng tải.

Bên cạnh việc giảm thiểu sự cố vận hành của băng tải, biến tần mang lại vận hành hiệu quả bằng cách điều khiển trơn và chính xác tốc độ động cơ băng tải, cho phép điều chỉnh tốc độ băng tải phù hợp với yêu cầu quy trình sản xuất. Biến tần cũng có thể được kết nối với hệ thống tự động của nhà máy, để giám sát lượng tải, vận tốc từ đó tính toán tổng lượng hàng tải.

Nếu các điều kiện cơ khí cho phép thì biến tần có thể giúp tăng tốc độ động cơ theo yêu cầu. Với các ứng dụng khác đòi hỏi biến tần điều khiển động cơ chạy dưới tốc độ định mức thì sẽ nảy sinh vấn đề về làm mát động cơ nếu sử dụng loại động cơ tự làm mát. Với các ứng dụng như vậy thì sử dụng động cơ làm mát cưỡng bức là tốt hơn cả.

Tiết kiệm năng lượng

Năng lượng được tiết kiệm khi chạy động cơ ở tốc độ thấp theo yêu cầu của tải và tiết kiệm nhờ bỏ thiết bị bù công suất phản kháng.

Hơn nữa trong trường hợp băng tải có nhiều đoạn chạy dốc xuống, cơ năng của băng tải có thể chuyển hóa thành năng lượng điện để trả về lưới với biến tần hãm tái sinh. Sử dụng biến tần, băng tải có khả năng chạy trơn tru trên toàn quãng đường tải hàng, không bị ảnh hưởng bởi hình dáng, độ cong của quãng đường. Năng lượng cơ khi băng tải chạy trên các đoạn dốc xuống có thể trả về lưới với biến tần hãm tái sinh. Ngoài ra năng lượng cơ này cũng có thể được tận dụng với hệ thống biến tần kép multidrives, khi đó một biến tần điều kiển nhiều động cơ cùng một lúc. Biến tần multidrives sử dụng chung đường DC bus. Khi đó năng lượng cơ phát ra từ động cơ đang ở chế độ máy phát (chạy băng tải đoạn xuống dốc) sẽ được sử dụng để chạy động cơ khác đang chạy ở chế độ động cơ.

Việc sử dụng biến tần CHF100A của hãng invt với chế dộ điều khiển: điều khiển V/F, điều khiển véc tơ không cảm biến tốc độ (Sensorless vector – SVC), điều khiển Torque. Biến tần CHF100A còn đem lại một lợi ích khác đó là cho phép các động cơ chia tải. Các động cơ có thể chia tải sẽ không phải hoạt động với tải nặng nề do vậy động cơ ít bị quá nhiệt, bị hỏng và quá trình tải vật liệu sẽ ít bị gián đoạn hơn.

biến tần CHF100A với chức năng tự động ổn định điện áp ngõ ra khi điện áp nguồn cấp dao động bất thường cũng phát hiện ra khi nào tải trên băng chuyền tăng lên đột ngột, momen yêu cầu tăng đột ngột. Nhờ đó phát nhanh những thay đổi này biến tần có thể phản ứng ngay lập tức. Một biến tần với hệ thống điều khiển khác có thể sẽ dừng trong các tình huống này.
Ngoài ra, bien tan invt CHF100A còn có chức năng bảo vệ: Bảo vệ khi xảy ra các sự cố như là quá dòng, quá áp, dưới áp, quá nhiệt, chạm pha, mất pha, lệch pha, đứt dây ngõ ra, quá tải v.v… và vẫn hoạt động tốt khi điện áp  nguồn vào thấp bằng ba pha 320Vac.


Biến tần cho băng tải dài

Midland Quarry Pruducts tại Leicester, Anh Quốc, có một trong những băng tải khai thác đá dài nhất với tốc độ vận hành biến đổi tại Old Cliffe Hill. Băng tải dài hơn 1.5 km và vận chuyển đá hoa cương từ mỏ đá, qua 713m đường hầm dưới lòng đất, trước khi vận chuyển lên nhà máy xử lý thứ cấp.

Trước khi được vận chuyển, đá được nghiền bởi máy nghiền xoay tròn chạy bằng động cơ 450kW, 3.3kV. Hệ thống băng tải bao gốm 6 đoạn băng tải riêng lẻ, mỗi băng tải rộng 1600mm và chiều dài khác nhau. Phần xử lý sơ cấp đá hoa cương khai thác (nghiền +băng tải) hoạt động với công suất 2500 tấn/giờ và là phần chính của toàn quá trình xử lý. Vận tốc của băng tải đá được điều khiển bởi biến tần. Một băng tải đầu tiên dùng 2 biến tần 200kW; 3 băng tải dùng 1 biến tần 200kW; và băng tải cuối cùng dùng biến tần 132kW.

Hai biến tần được dùng trong băng tải, bảo đảm rằng 1 biến tần nắm quyền điều khiển và biến tần còn lại hoạt động theo. Điều này hạn chế các động cơ hoạt động không đồng bộ với nhau dẫn đến hỏng băng tải.

Băng tải với biến tần dừng khi đưa đá hoa cương lên băng tải, sau đó biết tần khởi động động cơ nhẹ nhàng, đưa băng tải dần dần trở lại vận tốc hoạt động. Nếu không có biến tần, động cơ có thể bị quá tải và bị cháy hỏng.

Sử dụng biến tần giúp kiểm soát chính xác tốc độ và vị trí băng tải để vận chuyển các tảng đá vào đúng kho đá.

Đơn giản hoá thiết kế

Biến tần giúp đơn giản hoá thiết kế hệ thống băng tải, giảm được chi phí đầu tư và bảo dưỡng. Với vận tốc động cơ được điều chỉnh theo ứng dụng, ta có thể sử dụng hộp truyền động loại đơn giản hơn trong hệ thống băng tải. Trong một số trường hợp, có thể bỏ hoàn toàn hộp truyền động, tăng hiệu suất hệ thống băng tải. Động cơ không đồng bộ được sử dụng với ưu điểm kết cấu bền, chi phí bảo dưỡng thấp.

Quá trình truyền động được điều khiển trơn tru hơn giảm được quá tải trong các khớp nối truyền động và hộp truyền động, tăng tuổi thọ của các cơ cấu này.

Biến tần cũng có thể giúp quá trình bảo dưỡng băng tải dễ dàng hơn vì cho phéo đảo chiều quay của động cơ. Biến tần cho phéo đảo chiều và dừng băng tải tại vị trí cần thiết để tiện sửa chữa. Nếu băng tải bị kẹt, biến tần có thể phát hiện ra được và dừng băng tải lại.

Bằng việc nâng cao tính ổn định, giảm bớt chi phí bảo dưỡng, điều khiển chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn, biến tần rõ ràng đã mang lại nhiều lợi ích cho băng tải nói riêng và các thiết bị ngành khai thác mỏ nói chung.

Biến tần invt Goodrive300 – Giải pháp cho máy phay tốc độ cao

bien tan invt g300

Các ưu điểm khi sử dụng biến tần: Độc lập ống dẫn được thiết kế dày và chống thấm, độ phun độc đáo, thích nghi cao với các loại bụi, dầu mỡ, độ ẩm, và các môi trường khắc nghiệt khác – Tối ưu hóa thuật toán điều khiển vector vòng hở để đạt được hiệu quả kiểm soát tuyệt vời, mô-men xoắn thấp, hiệu suất phản ứng nhanh năng động, hiệu suất tốc độ ổn định.

Máy phay tốc độ caoHệ điều khiển có nhiệm vụ giải mã chương trình NC và xử lý tiếp các thông tin có liên quan về công nghệ và hình dáng hình học của chi tiết. Với sự hỗ trợ của hệ điều khiển, các bộ phận cấu thành máy phay được điều khiển và hiệu chỉnh sao cho hình thành được các chi tiết cần gia công như mong muốn như  gia công mặt phẳng, hào, bánh răng và nhiều loại bề mặt khác.. . Các chức năng của hệ điều khiển có thể được thiết lập như: nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, và xuất dữ liệu, xử lý phức tạp mặt xay xát… Ngoài mặt phẳng phay, rãnh, răng của bánh răng, trục ren và splined, mà còn hiệu quả hơn so với máy bào, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất máy móc thiết bị và các bộ phận sửa chữa.

Các yêu cầu để kiểm soát:–  Mô-men xoắn thấp tần số mô-men xoắn đủ và liên tục lớn: thô, tốc độ thấp (5Hz) .

– Phanh yêu cầu hiệu suất cao: quá trình xay xát các thiết bị có độ chính xác yêu cầu hiệu quả cao.

– Tốc độ yêu cầu phải ổn định và hiệu suất cao: quá trình, tăng tốc đột ngột hoặc giảm tốc đột ngột, tốc độ gợn nhỏ hơn;

–  Đòi hỏi khả năng thích ứng môi trường nghiêm trọng: Vật lý Ứng dụng môi trường dầu, sắt cắt giảm ô nhiễm.

Lắp biến tần Biến tần invt Sensorless vector hiệu suất cao – Goodrive300

Hệ thống được điều khiển bởi GD300, điện trở hãm bên ngoài, động cơ trục chính cho các biến tần động cơ, bắt đầu bằng cách sử dụng thiết bị đầu và cuối

Các ưu điểm khi sử dụng bien tan invt:

– Độc lập ống dẫn được thiết kế dày và chống thấm, độ phun độc đáo, thích nghi cao với các loại bụi, dầu mỡ, độ ẩm, và các môi trường khắc nghiệt khác.- Tối ưu hóa thuật toán điều khiển vector vòng hở để đạt được hiệu quả kiểm soát tuyệt vời, mô-men xoắn thấp, hiệu suất phản ứng nhanh năng động, hiệu suất tốc độ ổn định.

– Ngoài ra, C3 bộ lọc hiệu quả lọc ra những giai điệu cao phía đầu vào điện. Cũng làm giảm hệ thống can thiệp kiểm soát CNC để đảm bảo hoạt động đáng tin cậy của toàn bộ hệ thống điều khiển điện tử.

  • Thiết kế thân thiện và dễ dàng cho người sử dung.
  •   Hệ thống kiểm soát công nghệ độc đáo, mô-men xoắn động cơ tần số thấp (baseband 33.3Hz) tỷ lệ có thể được chạy trong 0-200Hz.