Cảm biến tiệm cận và cảm biến quang giá rẻ Omron

Trong hơn một năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam vật lộn với nhiều khó khăn. Sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao khiến nhà đầu tư càng khắt khe hơn trong việc kiểm soát chi phí hoạt động và mua sắm thiết bị thay thế cũng như lắp mới.

Khách hàng tự động hóa giờ đây quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm có giá hợp lý, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và độ tin cậy.

Trong 2 năm qua, Omron đã nắm bắt nhu cầu này và đã đưa vào thị trường Việt Nam nhiều sản phẩm có giá thành tốt như Điều khiển nhiệt E5CSL/WL; Cảm biến quang E3FN, Cảm biến tiệm cận E2GN, bộ đếm H7CZ, timer H5CZ và đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhiều khách hàng.

Từ tháng 5-2013, Omron lại chính thức ra mắt 2 dòng sản phẩm mới giá thấp là E3JK và E2B

Cảm biến quang E3JK là version mới của dòng E3JK đã rất phổ biến trên thế giới hơn chục năm nay. Dòng này có các model đầu ra rơle, sử dụng nguồn dải rộng AC/DC linh hoạt, rất thích hợp cho các ứng dụng phổ biến trong mọi ngành sản xuất cũng như dân dụng (nhà kho, thang máy, cổng tự động v.v…)

So với E3JK cũ, loại mới có nhiều ưu điểm vượt trội:

* Khoảng cách phát hiện tăng lên rất nhiều: loại thu phát từ 5m lên tới 40m, phản xạ gương từ 4m lên 11m (với gương E39-R2); loại phản xạ khuếch tán từ 30cm lên 2,5m !

* Vết sáng của chùm tia phát có thể nhìn rõ trên vật thể từ xa 2m: bởi vậy rất dễ chỉnh hướng khi lắp đặt

* Đèn chỉ thị lớn, độ sáng cao, dễ nhìn từ xa ở các hướng khác nhau

* Núm chỉnh lớn dễ thao tác, được bọc cách điện đảm bảo độ an toàn điện cao.

* Bổ sung thêm phím chọn chế độ Light-On / Dark-On, giúp giảm số model giữ kho.

* Khả năng chống rung đặc biệt tốt,

Điểm đáng chú ý nhất là giá thành loại mới giảm mạnh gần một nửa, chỉ tương đương giá của một số hãng Hàn Quốc (tính năng kém hơn)!

Sản phẩm mới thứ hai ra mắt tháng tới là cảm biến tiệm cận hoàn toàn mới E2B.

Với 372 model DC 3 dây (có sẵn hoặc cắm giắc), đủ mọi kích cỡ từ M8, M12, M18, cho tới M30, E2B đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu ứng dụng phổ biến:

* Khoảng cách phát hiện từ 2 tới 30m !

* Cấp độ bảo vệ IP67, khả năng chống môi trường dầu mỡ tốt.

* Đèn chỉ thị lớn 360 độ có thể thấy từ xa ở mọi phía.

Công nghệ “Hybrid Method” mới của Omron khai thác ưu điểm của 2 loại vật liệu chính: epoxy resin độ bền cao cho phần cảm biến và phần thân kim loại qua xử lý bằng phương pháp “Hot-Melt” , giúp cho E2B có mức giá thành gây ngạc nhiên trong giới chuyên môn.

 

Trong trường hợp gắn trên bề mặt tủ điện

Khi lắp bộ định thời trên bề mặt tủ bảng điện


Để đấu dây bộ định thời ở phía sau,
sử dụng đế cắm đấu dây phía sau.
Trong trường hợp bộ định thời có sẵn đầu đấu dây (terminal),
ta thực hiện đấu dây trực tiếp, không cần đế cắm.

Bố trí đầu nối

 

Sự khác biệt giữa khởi động bằng nguồn (Power-On Start) và Khởi động bằng tín hiệu (Signal start)

Bố trí đầu nối

Do cần thêm các ngõ vào cho các timer sử dụng phương thức khởi động bằng tín hiệu, nên các timer này có nhiều đầu nối hơn.

Khởi động bằng nguồn (H3CR-A8) Khởi động bằng tín hiệu (H3CR-A)
   

Hình dạng đầu nối dây

Đầu nối dạng gắn vào (Plugin) (Dùng đế cắm) Đầu nối dạng bắt vít (terminal)
   
Loại này đươc sử dụng để gắn vào đế cắm. Đây là loại bộ định thời có 8 chân (gọi là loại 8 chân). Ngoài ra còn có loại 11 chân. Đấu dây tại đầu nối bắt vít của đế cắm. Đầu nối bắt vít được gắn liền với bộ định thời. Đây là loại đấu dây trực tiếp đến bộ định thời mà không cần sử dụng đế cắm.

Cơ bản về bộ định thời

 

 ví dụ Ứng dụng:

Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào cách bộ định thời được sử dụng trong tự động hóa nhà máy.

Đây là quá trình nước ép được chiết vào chai rỗng trên băng tải. Lượng nước vào chai được điều chỉnh bởi van điều khiển đóng/mở sử dụng bộ định thời.

Nó cũng được sử dụng trong một loạt các quá trình máy và dây chuyền sản xuất, chẳng hạn như thiết lập thời gian ép của máy ép hay thời gian khuấy trộn.

Cơ chế hoạt động:

Chúng ta hãy xem bộ định thời hoạt động và so sánh với hoạt động của rơle (relay).

Relay chuyển mạch tiếp điểm và gửi tín hiệu ra tại thời điểm khi cuộn dây có điện áp kích.
Bộ định thời thì khác, khi bộ định thời nhận được tín hiệu đầu vào, bộ phận thời gian bắt đầu đếm thời gian, khi đạt thời gian cài đặt, bộ định thời chuyển mạch tiếp điểm và gửi tín hiệu ra.  Nhấp vào vị trí của bộ định thời bên phải để xem hoạt động.

Như bạn thấy, bộ định thời khác relay ở chỗ cộng thêm yếu tố thời gian vào tín hiệu xuất ra .
Một biểu đồ thời gian có thể được sử dụng để hiển thị các hoạt động của bộ định thời và relay như sau: Nhấp vào dòng chữ màu xanh để hiển thị mô tả.

Chế độ hoạt động:

Chế độ hoạt động liên quan đến việc làm thế nào tín hiệu ra Mở (ON) / Tắt (OFF) khi đạt tới thời gian cài đặt.
Có bốn chế độ hoạt động cơ bản được sử dụng thường xuyên. Trong đó, phổ biến nhất là chế độ Bật trễ (hay còn gọi là ON Delay). Nhấp chuột vào từng biểu đồ thời gian để xem các ví dụ ứng dụng tương ứng.

Một vài bộ định thời được trang bị đến 10 chế độ hoạt động hoặc nhiều hơn. Trường hợp nhiều có chế độ hoạt động như vậy, trên timer sẽ có các DIP switch hay các nút gạt chọn chế độ cho người sử dụng.

Chế độ ON-delay Chế độ Interval
 t là thời gian cài đặt  t là thời gian cài đặt
Khi bộ định thời được cấp nguồn, nó sẽ xuất 1 tín hiệu ở ngõ rasau khoảng thời gian cài đặt (t). Khi bộ định thời được cấp nguồn điện, sẽ có (ON) tín hiệu ở ngõ ra cùng thời điểm bộ định thời được cấp nguồn, và duy trì ON trong khoảng thời gian chỉ định (t).
Chế độ OFF-delay Chế độ Flicker
 t là thời gian cài đặt  t là thời gian cài đặt
Khi bộ định thời được cung cấp nguồn điện, tín hiệu ngõ ra sẽ ON cùng thời điểm bộ định thời được cấp nguồn, và khi ngắt nguồn cung cấp cho bộ định thời, tín hiệu ngõ ra sẽ OFF sau khoảng thời gian định trước (t) Khi bộ định thời được cấp nguồn, ngõ ra MỞ / TẮT theo chu kỳ thời gian (t) đã cài đặt.

Phương thức khởi động:

Chế độ hoạt động được chia thành 2 loại theo phương thức khởi động. Chế độ hoạt động chúng ta đã học ở phần trước là khởi động bằng nguồn cấp. Chúng ta hãy dùng kiểu ON-delay làm ví dụ để thấy được sự khác biệt này.

Khởi động bằng nguồn (Power On Start) Khởi động bằng tín hiệu (Signal Start)
 Chế độ On-delay bằng nguồn điện    Chế độ On-delay bằng tín hiệu
Thời gian được tính ngay khi bộ định thời được cấp nguồn điện (hoặc ngắt nguồn điện).
H3Y và H3YN được trang bị sẵn chế độ khởi động bằng nguồn.
Điện áp của bộ định thời được cấp trước, và thời gian được bắt đầu tính khi kích hoạt MỞ/TẮT tín hiệu ngõ vào.

Các tín hiệu ngõ vào là cần thiết cho các dòng sử dụng phương thức khởi động bằng tín hiệu. Vì vậy chúng sẽ có nhiều Đầu nối.   Độ chính xác sẻ bị ảnh hưởng. Click vào chữ màu xanh để xem chi tiết.

*Các phương thức khởi động và chế độ hoạt động thay đổi tùy theo dòng timer.

Điện áp nguồn cấp:

Bạn phải cung cấp điện áp đến đầu nguồn của bộ định thời để sử dụng .
Điện áp này được mô tả ở mục Điện Áp Nguồn trong bảng thông số kỹ thuật.
Chọn timer có thông số kỹ thuật điện áp chính xác theo nguồn điện sẵn có của ứng dụng cần.

Thông số kỹ thuật bộ đặt thời gian:

Thông số kỹ thuật thời gian là thời gian mà bộ định thời có thể đếm được

Chọn bộ định thời có dải thời gian đếm được mà bạn cần sử dụng để chỉ định thời gian tác động. Loại H3YN và loại H3CR-A có nhiều dải thời gian tác động khác nhau chỉnh bằng DIP switch (công tắc gạt).

Mặt trước H3YN:

Ngõ ra điều khiển:

Ngõ ra Điều khiển là các tín hiệu mà bộ định thời gửi đi khi đạt đến thời gian đã cài đặt.

Các bộ định thời có 2 kiểu ngõ ra:  tiếp điểm hoặc transistor. Model bộ định thời khác nhau có ngõ ra tương ứng khác nhau.

Ngõ ra tiếp điểm (Ngõ ra Relay) Ngõ ra Transistor
Ngõ ra bộ định thời là 1 Relay.
“Ngõ ra tiếp điểm DPDT” đồng nghĩa với 2 tiếp điểm SPDT.
Do là tiếp điểm nên có thể bật tắt dòng điện tương đối lớn mà không cần quan tâm đến loại điện áp tải (AC/DC)
Ngõ ra bộ định thời là 1 Transistor. Do không là tiếp điểm mà là bán dẫn, cho nên nó có thể mở/đóng tải với tốc độ cao và tần số cao. Tuy nhiên nó chỉ sử dụng điện áp DC có dòng tải thấp hơn nhiều so với loại ngõ ra tiếp điểm.
 H3CR-A8  H3CR-A8S

Cách lắp đặt:

Có hai phương pháp lắp bộ định thời

Lắp rãnh thanh DIN Lắp trên mặt phẳng (gắn trên bề mặt tủ bảng điện)
Bộ định thời được lắp bên trong bảng điều khiển

Bộ định thời lắp trên mặt bảng điểu khiển

Để lắp đặt bộ định thời trên rãnh DIN, phải chọn thanh DIN lắp đặt tương thích với bộ định thời hoặc đế cắm dùng cho bộ định thời. Sau khi lồng vào bảng điều khiển, phải cố định bằng phụ kiện gá lắp (flush mounting adapter).

Có 2 loại kiểu đấu nối chính của bộ định thời: loại dùng đế cắm và dạng nối terminal. Click chuột vào chữ xanh để xem chi tiết. Thêm vào đó, một số model có đầu nối dây dạng kẹp (Cage Clamp) giúp đấu dây dễ dàng hơn.

Trong trường hợp đấu nối qua đế cắm, người sử dụng sẽ phải chọn loại đế cắm thích hợp. Click vào hình bên trên để xem nội dung tương ứng.

 Mức độ bảo vệ:

ức độ bảo vệ có nghĩa là mức độ mà các thiết bị được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của bụi và nước. Các mức điển hình được quy định cụ thể theo tiêu chuẩn IEC , được thể hiện theo định dạng IP**. Cấp bảo vệ được thể hiện trong bảng thông số kỹ thuật  của thiết bị. Click vào ĐÂY để xem cấp bảo vệ của H5CX-N theo catalog.

Ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi làm sạch các thiết bị theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Để gắn bộ định thời lên tủ điện ở nơi có thể bị văng nước, ta nên chọn bộ định thời với cấp bảo vệ tránh vô nước cao hơn.

 

Biểu đồ thời gian (Biểu đồ hoạt động)

Biểu đồ thời gian cho chúng ta biết được trạng thái hoạt động của bộ định thời.

< Phương thức chỉ thị >
Trạng thái hoạt động được biểu hiện bằng sơ đồ của .


ON              OFF
↓       ↓
Thời gian

Trục dọc: Trạng thái hoạt động ON/OFF
Trục ngang: tiến triển thời gian

Bạn phải hiểu rõ cách đọc và vẽ biểu đồ thời gian, bởi vì nó được sử dụng để biểu hiện sự thay đổi trạng thái hoạt động của bộ định thời và các thiết bị điều khiển khác.


Cảm biến tiệm cận E2GN

Cảm biến tiệm cận loại mới, giá thấp E2GN

cam-bien-tiem-can-E2GN

Download Catalog tiếng anh E2GN

• Model giá thấp nhất cho loại hình trụ vỏ đồng thau
• Khoảng cách phát hiện xa từ 2-8 mm, đầu ra NPN hoặc PNP
• 2 kích cỡ đường kính M12 & M18
• Có loại prewired và connector M8, M12
• Chất liệu vỏ: đồng thau (brass)
• Nguồn 12-24 DC

Thông tin đặt hàng.

Cỡ hình trụ Kc phát hiện Kết nối  Ngõ ra PNP Ngõ ra NPN
M12 2 mm Dây nối E2GN-M12KS02-WP-B1 E2GN-M12KS02-WP-C1
M12 2 mm Rắc cắm E2GN-M12KS02-M1-B1 E2GN-M12KS02-M1-C1
M18 5 mm Dây nối  E2GN-M18KS05-WS-B1  E2GN-M18KS05-WS-C1
M18 5 mm Rắc cắm E2GN-M18KS05-M1-B1 E2GN-M18KS05-M1-C1
M12 5 mm Dây nối E2GN-M12KN05-WP-B1 E2GN-M12KN05-WP-C1
M12 5 mm Rắc cắm E2GN-M12KN05-M1-B1 E2GN-M12KN05-M1-C1
M18 8 mm Dây nối E2GN-M18KN08-WS-B1 E2GN-M18KN08-WS-C1
M18 8 mm Rắc cắm E2GN-M18KN08-M1-B1 E2GN-M18KN08-M1-C1

Cấp độ bảo vệ

Tiêu chuẩn IEC (IEC60529:2001) định nghĩa mã số bảo vệ, cấp độ bảo vệ, và phương pháp kiểm tra. Thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế IEC.

Mức độ bảo vệ được thể hiện bằng cách sử dụng sự kết hợp của hai chữ số, như IP54 và IP67.Chữ số đầu tiên sau IP (chữ số đầu) cho thấy mức độ bảo vệ chống lại các vật thể rắn, và chữ số tiếp theo (chữ số thứ 2) cho biết mức độ bảo vệ chống lại các loại chất lỏng.

Chữ số đầu tiên:  Mã bảo vệ chống các vật rắn

Cấp bảo vệ

0

Không bảo vệ

1

Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 50mm.

2

Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 12.5mm.

3

Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước >2.5mm.

4

Chống sự xâm nhập của vật thể rắn có kích thước > 1mm.

5

Chống bụi xâm nhập.

6

Chống bụi xâm nhập hoàn toàn.

Chỉ số thứ 2:  Mã bảo vệ chống xâm nhập của nước

Cấp bảo vệ

0

Không có bảo vệ

1

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng

2

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng và góc nghiêng 15 độ.

3

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước theo phương thẳng đứng và góc nghiêng 60 độ.

4

Chống lại sự xâm nhập của nước phun theo mọi hướng.

5

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập những tia nước theo mọi hướng.

6

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của những tia nước có áp lực

7

Bảo vệ chống sự xâm nhập của nước khi ngâm trong nước ở một độ sâu nhất định trong một thời gian nhất định

8

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước khi ngâm trong nước ở độ sâu và thời gian ngâm ngặt nghèo hơn cấp độ 7

Độ chính xác

Khác biệt giữa khởi động bằng nguồn và khởi động bằng tín hiệu

Độ chính xác

Hoạt động sẽ không ổn định trong một khoảng thời gian ngắn ngay sau khi nguồn điện được cung cấp cho bộ định thời.

Khởi động bằng nguồn: Hoạt động không ổn định vì việc định thời bắt đầu cùng lúc với thời gian mà nguồn nuôi bật cấp cho bộ định thời. Như vậy, sai lệch trong thời gian hoạt động sẽ xảy ra ngay sau khi bộ định thời khởi động.
Khởi động bằng tín hiệu: Thời gian chính xác, do nguồn được cấp cho bộ định thời trước khi quá trình định thời bắt đầu.

Với bộ định thời chỉnh cơ dòng H3CR, độ chính xác sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên độ chính xác sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp bộ định thời kỹ thuật số. Để thực hiện điều khiển thời gian chính xác đến phần trăm một giây, như 1.28 giây, thì nên kích hoạt (khởi động) bằng tín hiệu.